Kết quả kinh doanh theo thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà nội (Trang 36 - 38)

vận tải ngoại thương Vinatrans Hà Nộ

2.2.4. Kết quả kinh doanh theo thị trường xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu thực sự chỉ có ý nghĩa khi mà nguồn thu của nó là các thị trường nước ngoài. Trong thời gian vừa qua công ty vinatrans Hà Nội luôn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài cũng chính là một trong những quan điểm chỉ đạo của Nhà nước để thực hiện quá trình CNH - HĐHđất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Sau đây chúng ta hãy xem xét thị trường xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội trước và sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Bảng 6. Bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2005-2007 (Đơn vị: USD) Năm Thị trường 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Châu Á (trừ Nhật Bản) 941.386 31,9 983.217 32,3 1.089.486 34 Mỹ 620.113 21,1 621.054 20,4 630.197 19,7 EU 500.706 17 510.123 16,8 521.403 16,3 Nhật Bản 366.253 12,4 367.859 12,1 368.912 11,5 Nga 254.236 8,6 256.094 8,4 279.152 8,7 Nước khác 263.462 9 305.496 10 310.314 9,8 Tổng 2.946.156 100 3.043.843 100 3.199.364 100

(Nguồn: báo cáo kết quả hàng năm về thị trường xuất khẩu của công ty Vinatrans Hà Nội)

Bảng số liệu cho thấy thị trường Châu Á luôn là thị trường trọng điểm của công ty với kim ngạch xuất khẩu trên dưới 1 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng khá nhanh vào năm 2007. Đây thực sự là thị trường mà doanh nghiệp cần quan tâm vì nó đem lại nguồn thu rất lớn cho doanh nghiệp.

Thị trường chính ở khu vực Châu Á của công ty Vinatrans Hà Nội là thị trường các nước ASEAN, bên cạnh đó có Trung Quốc và Hàn Quốc. Khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN và tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA (CEPT) đã đem lại thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với việc hưởng ưu đãi thuế quan chỉ dành cho thành viên ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp của các nước không phải là thành viên của ASEAN khi cùng xuất khẩu một mặt hàng vào thị trường này. Và chính vì được hưởng ưu đãi về thuế và chi phí vận tải thấp đã góp phần làm giảm chi phí của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Vinatrans Hà Nội.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty sang thị trường Châu Á là máy móc thiết bị, một số sản phẩm chế biến và hàng tiêu dùng.

Hai thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là Mỹ và EU. Trong thời gian vừa qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này luôn luôn dẫn đầu và được đánh giá là hai thị trường trọng điểm, hai bạn hàng lớn của Việt Nam. Là những nước phát triển, đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp và có dân số đông nhưng lại thiếu lương thực thực phẩm đây chính là những thị trường lớn cho đất nước ta - một đất nước mà nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và nuôi sống hàng triệu người dân Việt Nam.

Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ thường đạt trên 600 nghìn USD, còn sang thị trường EU là trên 500 nghìn USD. Tỷ trọng tương ứng của hai thị trường là 20% và 16,5%. Các mặt hàng xuất khẩu sang hai thị trường này chủ yếu là hàng nông sản và phi nông sản như quần áo, gạo, cà phê, tôm, cá, … Nhìn vào bảng thì thấy kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và EU đều tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân ở đây là do trong thời gian vừa qua Mỹ và EU có xu hướng nhập khẩu từ các quốc gia khác có chất lượng khá tốt như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,…

Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chỉ tăng nhẹ. Giá trị xuất khẩu trong ba năm như sau: năm 2005 là 366.253 USD (chiếm 12,4%), năm 2006 là 367.859 USD (chiếm 12,1%) và năm 2007 là 368.912 USD (chiếm 11,5%). Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng chậm là do yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm vì các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là các mặt hàng nông sản, hàng chế biến, quần áo và hàng thủ công mỹ nghệ.

Các thị trường khác đem lại doanh thu cho công ty trên dưới 300 nghìn USD với tỷ trọng vào khoảng 9,5%. Giá trị kim ngạch tăng khá nhanh cho thấy công ty hoàn toàn có thể mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu tại công ty giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w