So sánh hai phương pháp làm khô sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn các chế độ công nghệ phù hợp ứng dụng chế biến khô cá nục tẩm gia vị (Trang 38 - 39)

Khi sử dụng hai phương pháp làm khô đều thu khô cá được chất lượng tốt khi làm khô với thời gian hợp lí, đối với phơi là 10 tiếng còn sấy là 8 tiếng.

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát sự thay đổi khối lượng, độẩm khi làm khô như sau:

Thời gian Ban đầu Sau 4h Sau 6h Sau 8h Sau 10h Sau 12h

mPhơi (g) 200,0 90,0 78,3 65,0 59,2 55,4

msấy 70 độC (g) 200,0 86,4 67,5 60,3 55,9 47,9

Từ số liệu thu được ta có đồ thị sau:

Hình 3.3. Đồ thị khảo sát sự thay đổi khối lượng trong quá trình làm khô

Hai phương pháp có một số đặc điểm khác nhau như sau:

- Các biến đổi vật lí và hóa học xảy ra trong quá trình sấy nhanh hơn so với khô cá khi phơi.

- Thời gian sấy ngắn hơn so với thời gian phơi.

- Khi phơi thì chúng ta tận dụng được nguồn năng lượng thiên nhiên nên giảm chi phí sản xuất, tuy nhiên so với sấy thì khi phơi chúng ta không chủ động được quá trình sản xuất, phơi phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Tuy nhiên vì đặc điểm khí hậu của nước ta có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, thềm nhiệt của nước ta luôn ở mức cao, vì vậy khi phơi chúng ta sẽ tiết kiện được chi phí sản xuất. Thời gian làm thí nghiệm của em là mùa hè, thời tiết nắng đẹp nên chất lượng của cá khi phơi tốt.

* Kết luận: Quan những kết quả trình bày ở trên em chọn quá trình làm khô là phơi trong thời gian là 10 tiếng để tiến hành khảo sát các quá trình khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn các chế độ công nghệ phù hợp ứng dụng chế biến khô cá nục tẩm gia vị (Trang 38 - 39)