TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THẺ CỦA NHNTTL

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long doc (Trang 64 - 66)

TRONG THỜI GIAN TỚI

Ở Việt Nam , tuy dịch vụ thẻ là một loại hình dịch vụ mới mẻ nhưng lại thuộc nhóm những dịch vụ có tiềm năng phát triển cao nhất. Bởi lẽ:

- Tốc độ phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây khá cao, 8,4% năm 2007, kéo theo sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Năm 2006, thu nhập bình quân đạt 715USD/ người/năm, năm 2007 GDP ước đạt 71 tỷ USD. Đây là những con số đáng mừng đối với nước ta.

Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và không chỉ bó hẹp trong phạm vi hàng hoá thiết yếu nữa mà còn gia tăng

tiêu dùng các hàng hoá xa xỉ. Vì vậy, cầu thanh toán bằng thẻ ngày càng tăng. - Từ tháng 11/2006, nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức

thương mại thế giới –WTO tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập nhanh chóng cho nền kinh tế và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ, đặc biệt là thẻ TDQT, không chỉ phục vụ cho những người nước ngoài

ở Việt Nam mà còn phục vụ cho người Việt Nam học tập, công tác, du lịch ở nước ngoài.

- Sự phát triển của ngành du lịch với một sốlượng khách du lịch quốc tế

và Việt Nam hàng năm cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị trường thẻ Việt Nam.

- Ngành công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đang

ngày càng phát triển mạnh, tạo điều kiện cho việc phát triển những ngành công nghiệp hiện đại, trong đó có dịch vụ thẻ. Công nghệ thông tin cùng với các phương tiện truyền thông đang ngày càng góp phần đưa thẻ đến gần với

đại bộ phân dân cư, từđó nâng cao nhận thức của họ về thẻ.

- Các trung tâm thương mại , các siêu thị lớn đã và đang mọc lên ngày càng nhiều, thay thế dần các khu chợ nhỏ, dân chúng bắt đầu nhận thấy rằng việc sử dụng thẻ là phong cách tiêu dùng hiện đại, văn minh, an toàn.

- Ngân hàng Nhà nước đã và đang tạo điều kiện các ngân hàng đầu tư

phát triển dịch vụ thẻ thông qua việc mở rộng dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” và triển khai Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

- Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà các tổ chức thẻ quốc tế cũng

coi Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng. Theo ông Stuart Tomlinson –Giám đốc phụ trách điều hành các hoạt động của Visa tại khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Visa tại khu vực Châu á – Thái Bình Dương.

Đối với NHNTTL, triển vọng phát triển dịch vụ thẻ tại địa bàn Hà Nội cũng rất lớn, thể hiện cụ thểở một số yếu tố sau: Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị - hành chính của cả nước, đồng thời là thành phố có kinh tế phát triển thứ 2 cảnước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Với vị thếđó, Hà Nội không chỉ ngày càng thu hút sự đầu tư trong nước và nước ngoài mà còn thu hút nhiều dân cưđến sinh sống và làm việc. Đó là 2 yếu tố quan trọng trong việc phát triển thị trường thẻ của NHNTTL. Phải nói thêm rằng Hà Nội là một thành phố có lịch sử phát triển và một bề dày văn hoá lâu đời, hằng năm thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài. Đây là yếu tố giúp cho hoạt đông thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ngày càng được mở rộng.

Trên địa bàn chính của NHNTTL, ngày càng nhiều khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, siêu thị lớn mọc lên, kéo theo dân cư và mức sống của người dân cũng tăng lên rất nhiều. Điều đó hứa hẹn một thị trường thẻ lớn trong tương lai.

Bên cạnh đó Với Nghị định 49/CP, Quyết định 211/QĐ-TTg và Quyết

định 95/2002/QĐ-TTg của Chính phủđược cụ thể hoá trong các chương trình quốc gia về CNTT, Thành phố Hà Nội đang khẩn trương phát triển ứng dụng CNTT trong nhiều ngành kinh tế xã hội. Ngày 22 tháng 5 năm 2001, Đại hội

đại biểu Đảng bộ lần thứ XIII của Thành phố Hà Nội đã đề ra chương trình trọng điểm số 04-CTr/TU vềứng dụng và phát triển CNTT. Từ năm 2001 đến nay Thành phố đã hỗ trợ đầu tư một loạt các cơ sở hạ tầng để trợ giúp phát triển công nghiệp CNTT như Trung tâm giao dịch điện tử và phần mềm Hà Nội, Trung tâm Giao dịch CNTT, Trung tâm Đào tạo CNTT giai đoạn I, Khu công nghệ phần mềm Hà Nội tại khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long doc (Trang 64 - 66)