7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
7.2.3 Các tác động tiêu cực liên quan đến vận hành và biện pháp giảm thiểu
Hầu hết không có tác động đáng kể nào xảy ra trong giai đoạn vận hành mà chỉ có một vài tác động nhỏ có thể xảy ra, chủ yếu ở khía cạnh quản lý như đã liệt kê ở bảng 7.1.
7.2.3.1. Môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung
Trong quá trình vận hành, các nguồn gây ô nhiễm tới môi trường khí chủ yếu là:
- Mùi hôi thối phát sinh từ quá trình phân hủy các loại rác thải thu gom từ hệ thống xử lý nước thải;
- Mùi hôi thối phát sinh từ cống, hố ga của hệ thống thoát nước - Khí thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt;
- Tiếng ồn, khí thải do các phương tiện giao thông của các công nhân ra vào khu vực dự án và của các máy bơm nước về trạm xử lý nước thải.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường giai đoạn vận hành Dự án như sau:
* Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, từ các máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất
Trong quá trình hoạt động của dự án sử dụng các phương tiện vận tải, để vận chuyển rác thải thu gom từ các hệ thống song chăn rác và lưới thu rác, bùn thải thu gom từ hệ thống xử lý nước thải. Khối lượng này phát sinh không nhiều do khối lượng rác thải được thu gom từ hệ thống xử lý nước thải ít, trung bình 1 ngày lượng rác thải phát sinh khoảng 1m3 và 14,8m3 bùn thải nên trung bình 1 ngày chỉ cần sử dụng 4 xe vận chuyển chất thải là đủ, rác thải thu gom từ song chắn rác chủ yếu do xe thu gom rác của thị xã vận chuyển đi xử lý tại bãi rác chung của khu vực nên tác động không nhiều.
* Khí thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải.
Dự án sử dụng công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học tự nhiên. Tuy nhiên, trong công đoạn xử lý bùn sẽ phát sinh mùi hôi, thối và cần phải thực hiện các biện pháp xử lý giảm thiểu các mùi hôi thối này.
Mùi hôi thối này phát sinh là không thể tránh khỏi và dự án có các biện pháp thu gom, xử lý để giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trường
Biện pháp giảm thiểu:
Dự án sẽ xây dựng quy chế bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động và yêu cầu cán bộ, công nhân dự án triệt để thực hiện.
Tiến hành vận chuyển bùn thải bằng xe có chứa thùng kín để vận chuyển đến nơi xử lý. Tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh, quy hoạch hệ thống cây xanh vòng quanh khu vực dự án, loại cây được trồng tại đây là cây bạch đàn. Việc trồng hệ thống cây xanh này có thể hạn chế được khí thải, mùi hôi thối phát tán ra bên ngoài môi trường xung quanh.
Thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành toàn bộ hệ thống xử lý theo đúng hướng dẫn. * Các biện pháp bảo vệ môi trường đối với quá trình xử lý nước thải
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cần phải đảm bảo cấp không khí đều, đủ để xảy ra quá trình phân hủy yếm khí tại mương xử lý sinh học và duy trì chế độ nhiệt phân hủy. Duy trì tốt hoạt động của hệ thống cung cấp không khí. Đảm bảo hệ thống khống chế nhiệt độ tự động tốt.
Trồng cây xanh xung quanh khu vực trạm xử lý. Cây được trồng kín có các tầng lá và chiều cao tán từ mặt đất đến độ cao tối thiểu 5m.
Có hai công đoạn phát sinh mùi trong quá trình vận hành trạm xử lý nước thải là công đoạn xử lý nước thải và công đoạn xử lý bùn cặn. Tuy nhiên, mùi phát sinh trong quá trình xử lý nước thải được thu lại và xử lý qua tháp xử lý mùi bằng oxi hóa hóa học, đồng thời vị trí trạm xử lý các xa khu dân cư nên khá an toàn đối với người dân.
* Các biện pháp chống rung, ồn cho máy móc ngay từ khi khảo sát thiết kế xây dựng dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
+ Móng máy đúc đủ khối lượng, sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền.
+ Lắp đặt đệm cao su và lò so chống rung đối với các máy bơm nước thải và các thiết bị có công suất lớn.
+ Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt. Kiểm tra độ mòn của các chi tiết và cho dầu bôi trơn theo định kỳ.
+ Những khu điều hành sản xuất tại từng công đoạn cần được cách âm, để cán bộ điều hành, nhân viên vận hành máy không phải tiếp xúc thường xuyên với ồn và rung.
+ Công nhân làm việc liên tục tại các công đoạn có tiếng ồn cao, phải được trang bị các nút tai chuyên dụng giảm tiếng ồn.
+ Thiết kế nhà đảm bảo thông thoáng và chống nóng.
+ Xây dựng đường nội bộ kiên cố, nhằm giảm bụi bốc lên do xe chạy trên đường.
7.2.3.2. Nguồn nước, chất lượng nước và khả năng tiếp nhận nước thải nguồn
a. Nước thải sinh hoạt
Phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, công nhân làm việc trong dự án được tính bằng 80% lượng nước cấp sinh hoạt. Nhu cầu sử dụng nước trong ngày của công nhân không đáng kể và chúng được xử lý sơ bộ tại hệ thống bể tự hoại sau đó được đổ vào hệ thống xử lý chung của nhà máy.
b. Nước thải được thu gom từ các hệ thống cống
Trong giai đoạn vận hành, nước thải của thị xã Bỉm Sơn được thu gom và bơm đến 02 trạm xử lý nước thải với hàm lượng chất ô nhiễm cao nên sẽ gia tăng các tác động tới môi trường khu vực nếu nước không được xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Ngoài ra việc tập trung một lượng lớn nước thải về một khu vực sẽ gia tăng các sự cố môi trường và gây ô nhiễm môi trường nước.
c. Mức độ xử lý:
- Mặc dù kết quả quan trắc (BOD5 = 126,67 mg/l và N-NH3 = 9,74 mg/L N) nhưng ở bước này của dự án, chúng tôi vẫn tiếp tục xem xét thông số giả định ở các thành phố khác ởViệt Nam: BOD5 = 200 mg/l (O2) và N-NH3 = 40 mg/l N và dựa vào các thông số này để tính toán thiết kế thực tế.
- Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn TCVN 7222-2002, QCVN 14. Cụ thể:
TT Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Đầu vào
Tiêu chuẩn TCVN 7222-2002, QCVN 14 1 PH 7,0 6-9 2 Tổng các chất rắn lơ lửng SS mg/l 200 30 3 COD (chất rắn có thể lắng được) mg/l 200 50
TT Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Đầu vào Tiêu chuẩn TCVN 7222-2002, QCVN 14 4 BOD5 mg/l O2 200 30 5 Tổng N mg/lN 30 30 6 Tổng P mg/lP 9 12 7 Tổng Coliform MPN/100ml 10 000 3 000 - Mức độ xử lý nước thải
Các chỉ tiêu phân tích Mức độ xử lý nước thải theo chất lơ lửng (SS) Mức độ xử lý nước thải theo BOD
Công thức tính toán Eo= 1 ) 2 1 %( 100 C C C Eo= 1 ) 2 1 %( 100 L L L Giá trị 85% 85%
Kết luận Yêu cầu xử lý sinh học hoàn toàn
Kết luận: Nhìn vào bảng tính toán ở trên ta thấy lượng BOD sau quá trình xử lý giảm 85% (cụ thể trước xử lý BOD = 200mg/l; sau xử lý chỉ còn 30mg/l và đạt tiêu chuẩn cho phép xã vào nguồn tiếp nhận. Cũng tương tự đối với SS.
d. Nước thải sau xử lý
Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng lượng nước thải sau xử lý xả vao nguồn tiếp nhận là 7.000m3/ngđ, trong đó vào sông Tam Điệp là 3.500m3/ngđ, sông Tống là 3.500m3/ngđ. Nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.
Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn:Để tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn, tư vấn dựa vào Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 về việc Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
* Sông Tam Điệp:
Do nguồn nước đang đánh giá được sử dụng cho mục đích cấp nước nông nghiệp nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B. Cụ thể:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Giá trị giới hạn = Ctc (mg/l) 50 100 1000 10 50 20 - Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa: Ltd = (Qs + Qt) * Ctđ * 86,4 ta có tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Qs+Qt (m3/s) 178.8 178.8 178.8 178.8 178.8 178.8
Ctc (mg/l) 50 100 1000 10 50 20
- Áp dụng các công thức tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận: Ln = Qs * Cs * 86,4, ta có tải lượng ô nhiễm của các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Qs (m3/s) 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8
Cs (mg/l) 13.73 26.64 379.62 1.23 17.48 0.18
Ln (Kg/ngày) 949 1,841 26,239 85 1,208 12
- Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào nguồn nước: Lt = Qt * Ct *86,4, ta có tài lượng các chất ô nhiễm từ trên trạm xử lý nước thải số 1 đưa vào nguồn nước lần lượt như sau:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Qt (m3/s) 178 178 178 178 178 178
Ct (mg/l) 50 100 1000 10 50 20
Lt (Kg/ngày) 768,960 1,537,920 15,379,200 153,792 768,960 307,584
- Áp dụng các công thức tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một số chất ô nhiễm cụ thể: Ltn = (Ltđ– Ln– Lt) * Fs, (trong trường hợp này Fs được lấy là 0,4), ta có: khả năng tiếp nhận của nguồn nước sau khi tiếp nhận nước thải sau xử lý từ trạm xử lý số 1 đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Ltn (kg/ngày) 2,576 5,175 48,621 557 2,473 1,177
Kết luận: Dựa vào kết quả tính toán ở trên ta thấy nguồn nước sông Tam Điệp vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số BOD5, COD, SS, NH4-, NO3- và dầu mỡ.
* Sông Tống:
Do nguồn nước đang đánh giá được sử dụng cho mục đích cấp nước nông nghiệp nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B. Cụ thể:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Giá trị giới hạn = Ctc (mg/l) 50 100 1000 10 50 20 - Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa: Ltd = (Qs + Qt) * Ctđ * 86,4 ta có tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Qs+Qt (m3/s) 40 40 40 40 40 40
Ctc (mg/l) 50 100 1000 10 50 20
Ltđ (Kg/ngày) 173,680 347,360 3,473,600 34,736 173,680 69,472
- Áp dụng các công thức tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận: Ln = Qs * Cs * 86,4, ta có tải lượng ô nhiễm của các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Qs (m3/s) 10 10 10 10 10 10
Cs (mg/l) 10.5 18.54 80.62 0.78 12.78 0.12
Ln (Kg/ngày) 9,072 16,019 69,656 674 11,042 104
- Áp dụng các công thức tính toán tải lượng ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào nguồn nước: Lt = Qt * Ct *86,4, ta có tài lượng các chất ô nhiễm từ trên trạm xử lý nước thải số 2 đưa vào nguồn nước lần lượt như sau:
Thông số BOD5 COD SS NH4- NO3- Dầu mỡ
Qt (m3/s) 30 30 30 30 30 30
Ct (mg/l) 50 100 1000 10 50 20
Lt (Kg/ngày) 129,600 259,200 2,592,000 25,920 129,600 51,840
- Áp dụng các công thức tính toán khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một số chất ô nhiễm cụ thể: Ltn = (Ltđ– Ln– Lt) * Fs, (trong trường hợp này Fs được lấy là 0,4), ta có: khả năng tiếp nhận của nguồn nước sau khi tiếp nhận nước thải sau xử lý từ trạm xử lý số 1 đối với các chất ô nhiễm trên lần lượt như sau:
Thông số BOD5 COD SS NH4 NO3 Dầu mỡ
Ltn (kg/ngày) 14,003 28,857 324,778 3,257 13,215 7,011
Kết luận: Dựa vào kết quả tính toán ở trên ta thấy nguồn nước sông Tống vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số BOD5, COD, SS, NH4-, NO3- và dầu mỡ.
Biện pháp giảm thiểu:
- Hạn chế tác động của nước mưa chảy tràn từ khu vực dự án vào môi trường nước khu vực: xây dựng hệ thống thoát nước mưa cho dự án đáp ứng được yêu cầu thoát nước vào những ngày có lưu lượng mưa lớn nhất. Khi san lấp mặt bằng dự án, bố trí mặt bằng có độ dốc là i = 4% để thoát nước bề mặt nhanh chóng tránh gây úng ngập cục bộ khu vực dự án. - Xây dựng và đào hệ thống mương thoát nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án và thu gom về hướng sông Tam Điệp và sông Tống Giang, hạn chế nước mưa chảy tràn vào hệ thống xử lý nước thải.
- Hệ thống mương thoát nước và các hố ga được định kỳ nạo vét, cải tạo thường xuyên (trung bình khoảng 1lần/tháng , vào mùa mưa thì khoảng 2 lần/tháng).
7.2.3.3. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của công nhân vận hành, bùn cặn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải, trong cống và các hố ga.
Theo báo cáo dự án đầu tư, trung bình 1 ngày dự án sẽ thu gom và xử lý 7.000m3 nước thải, lượng rác thải thu gom từ song chắn rác cũng như lưới chắn rác ước tính khoảng 0,5m3/ngày và lượng bùn thải thu hồi từ hệ thống xử lý nước thải ước tính 68,75m3/ngày.
Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ cán bộ công nhân viên vận hành hệ thống xử lý rác thải không nhiều, trung bình khoảng 4- 5kg/ngày
Ngoài các loại chất thải rắn trên trong quá trình hoạt động dự án còn phát sinh một số chất thải nguy hại như dầu thải, dẻ dính dầu mỡ, bóng đèn tuýp hỏng, ắc quy hỏng... tuy chúng phát sinh với khối lượng không nhiều, nhưng đây là các chất có khả năng gây ô nhiễm cao nên cần có các biện pháp xử lý thích hợp.
Biện pháp giảm thiểu:
- Đối với các rác thải sinh hoạt thông thường: Bố trí các thùng rác trong khu vực để công nhân có thể bỏ rác vào, sau đó sẽ được Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Bỉm Sơn thu gom đến bãi rác chung của khu vực để xử lý.
- Đối với chất thải sản xuất: đối với rác thải thu gom từ hệ thống song chắn rác và bùn thải thu hồi từ hệ thống xử lý nước thả, các chất thải này định kỳ sẽ được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý tại bãi chôn lấp chất thải rắn của thị xã tại Thung tròn, cách trung tâm thị xã 7km. Vị trí chôn lấp, xử lý này đã được Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm sơn chấp nhận tại Công văn số 1095/UBND-QLDA ngày 16 tháng 11 năm 2010.
7.2.3.4. Môi trường kinh tế xã hội
Có thể có những rủi ro trong vận hành như rò rỉ hóa chất, cháy nổ, tai nạn lao động…
Biện pháp giảm thiểu:
Theo báo cáo dự án đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã Bỉm Sơn, hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải là clo (315,5kg/tháng) để khử trùng nước thải sau xử lý. Clo lỏng là các chất có nguy cơ rủi ro cao cho môi trường. Để giảm thiểu rủi ro