Phân tích sự biến động của tài sản:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 (Trang 54 - 56)

Qua bảng phân tích ta nhận thấy quy mô tài sản của Công ty vào thời điểm 1/1/2009 là 181,585 triệu đồng, 31/12/2009 là 185,995 triệu đồng, như vậy đến cuối kỳ tổng tài sản Doanh nghiệp tăng 4,370 triệu đồng tương ứng 2,41% so với đầu kỳ. Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: Thời điểm đầu kỳ: 114,235 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62.91% cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn chiếm 37,09% cơ cấu tài sản. Thời điểm cuối kỳ tài sản dài hạn giảm xuống còn 92,802 triệu đồng, chiếm 49.92% tổng tài sản. Như vậy giảm so với đầu kỳ là 21,433 triệu đồng, chênh lệch tương đối là 18.76%. Trong khi tổng tài sản của Doanh nghiệp tăng, tài sản ngắn hạn giảm nên làm giảm mạnh tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu do các yếu tố: Tiền và tương đương tiền giảm mạnh là 21,165 triệu đồng (53.38%), thông qua bản thuyết minh ta biết được mức giảm này chủ yếu do khoản tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ giảm18,827 triệu đồng. Các khoản phải thu giảm 11,799 triệu đồng (32.49%), mặc dù hàng tồn kho tăng mạnh 16,588 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 58.44% nhưng tài sản ngắn hạn vẫn giảm. Điều này có thể chấp nhận được do trong những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới chưa rơi vào khủng hoảng rõ rệt nên Công ty vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu, ký được các hợp đồng dài hạn với nhà nhập khẩu… do đó lượng ngoại tệ thu về tính đến đầu năm 2009 vẫn còn rất lớn, lượng hàng tồn kho ở mức thấp. Trong năm 2009, do thị trường xuất khẩu của Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu, vì vậy sản lượng tiêu thụ giảm mạnh, hàng hóa bị ứ đọng làm tăng lượng hàng tồn kho, vốn luân chuyển chậm, thể hiện

trên bản thuyết minh báo cáo tài chính, lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ là 24,227 triệu đồng trong khi đầu kỳ là 9,887 triệu đồng, chủ yếu là tồn kho thành phẩm. Bên cạnh đó, khoản phải thu của Công ty giảm, thể hiện vốn luân chuyển nhanh trong khâu thanh toán, điều này thể hiện một xu hướng tốt, tuy nhiên nếu vì điều này mà làm giảm sản lượng hàng hóa tiêu thụ thì cần phải xem xét.

Tài sản dài hạn: Tài sản ngắn hạn tăng mạnh ở thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ, 25,803 triệu đồng (38.31%), đây là mức tăng rất lớn . Điều này chủ yếu là do khoản mục tài sản cố định tăng 21,539 triệu đồng (37,79%), thông qua bản thuyết minh báo cáo tài chính, ta có bảng sau:

Bảng 2.2: Tăng giảm tài sản cố định hữu hình:

Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Trang thiết bị quản lý Tổng cộng Nguyên giá

Số dư đầu năm 56,968,797,616 37,747,231,77

4 3,842,916,859 3,733,515,768 102,292,462,017

Mua trong năm 18,913,044,795 5,113,235,187 90,860,400 117,688,908 24,234,829,290

Đầu tư XDCB hoàn thành

Thanh lý, nhượng bán 11,450,050,000 489,021,666 119,958,273 12,059,029,939

Số dư cuối năm 64,431,792,411 42,371,445,29

5 3,933,777,259

3,731,246,40

3 114,468,261,368

Hao mòn luỹ kế

Số dư đầu năm 24,135,156,074 24,187,652,929 2,902,847,138 2,468,097,271 53,693,753,412

Khấu hao trong năm 3,497,154,880 5,341,899,338 478,481,462 490,823,212 9,808,358,892

Thanh lý, nhượng bán 4,468,721,024 481,721,660 - 86,171,621 5,036,614,305

Số dư cuối năm 23,163,589,930 29,047,830,607 3,381,328,600 2,872,748,862 58,465,497,999

Giá trị còn lại

Số dư đầu năm 32,833,641,542 13,559,578,84

5 940,069,721

1,265,418,49

7 48,598,708,605

Số dư cuối năm 41,268,202,481 13,323,614,688 552,448,659 858,497,541 56,002,763,369 - Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w