Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 (Trang 29 - 34)

- Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu:

1.2.4.2.7Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đánh giá các nguồn thu và chi tiền

Bước 1: Đánh giá xem nguồn thu và chi bằng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

Các nguồn tiền chính của một công ty có thể thay đổi theo giai đoạn tăng trưởng của nó. Trong dài hạn thì công ty phải tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh. Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty liên tục bị âm thì công ty cần phải vay tiền hoặc phát hành cổ phiếu (hoạt động tài chính) để tài trợ cho phần thiếu hụt. Nhưng cuối cùng thì các nhà tài trợ vốn này cũng phải nhận lại được tiền nhờ hoạt động kinh doanh, nếu không họ sẽ không tiếp tục cấp vốn cho doanh nghiệp. Tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh có thể được dùng cho hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư. Nếu công ty có những cơ hội kinh doanh hoặc cơ hội đầu tư khác tốt thì sử dụng tiền cho hoạt động đầu tư, nếu không thì nên trả lại vốn cho các nhà cấp vốn tức là hoạt động tài chính. Tóm lại phải xác định được dòng tiền thu và chi chính của doanh nghiệp là gì? , lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có dương hay không và có đủ để tài trợ chi phí đầu tư hay không?

Bước 2: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.

Nhà phân tích cần tìm hiểu các nhân tố quan trọng nhất quyết định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp, ta có thể xem xét sự tăng, giảm của các khoản phải thu, tồn kho, phải trả, … để biết xem công ty đang tạo ra tiền hay phải chi tiền cho hoạt động kinh doanh và tại sao.

Việc so sánh giữa lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận sau thuế cho ta thấy chất lượng của lợi nhuận. Nếu một công ty có lợi nhuận sau thuế lớn mà dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kém thì đó có thể là một dấu hiệu của chất lượng lợi nhuận thấp.

Tóm lại, cần phải xem xét các yếu tố: Những nhân tố chính quyết định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cao hơn hay thấp hơn lợi nhuận sau thuế, lý do, và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có ổn định không?

Bước 3: Đánh giá nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. Trong phần hoạt động đầu tư, nhà phân tích cần đánh giá từng khoản mục một. Mỗi khoản mục đều thể hiện hoặc là nguồn tiền, hoặc là sử dụng tiền của doanh nghiệp. Điều này cho phép ta hiểu được xem tiền đang được thu hay chi cho hoạt động gì.

Nếu công ty thực hiện một khoản đầu tư lớn, ta cần biết xem tiền đầu tư được lấy từ đâu, từ hoạt động kinh doanh hay hoạt động tài chính.

Bước 4: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Trong phần này nhà phân tích cần xem xét từng khoản mục để hiểu được xem công ty đang thu hút vốn hay hoàn trả vốn, cũng như bản chất của nguồn vốn là gì. Nếu mỗi năm công ty đều vay nợ thêm thì ta cần cân nhắc tới thời điểm đáo hạn nợ là bao giờ. Phần này cũng cho biết lượng cổ tức được chi trả cùng giá trị của cổ phiếu quỹ mà công ty mua lại. Đây chính là các cách thức hoàn trả vốn khác nhau cho chủ sở hữu của công ty.

Các tỷ số dòng tiền

Các tỷ số phản ánh kết quả hoạt động:

- Tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản: tỷ số này cho biết bình quân mỗi đồng tài sản trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:

Dòng tiền trên tổng tài sản = Dòng tiền thuần từ HĐKD Tổng tài sản bình quân

- Tỷ số dòng tiền trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh. Nó cho biết bình quân cứ mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Dòng tiền trên vốn chủ sở hữu = Dòng tiền thuần từ HĐKD Vốn chủ sở hữu bình quân

- Tỷ số dòng tiền trên doanh thu thuần: là chỉ tiêu cho biết mỗi đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Dòng tiền trên doanh thu thuần = Dòng tiền thuần từ HĐKD DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Tỷ số dòng tiền trên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: phản ánh khả năng tạo tiền của hoạt động kinh doanh. Do lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh có thể gồm cả các khoản thu từ hoạt động tài chính nên có thể điều chỉnh lợi nhuận này cho phần thu nhập vào chi phí từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền trên LNT từ HĐKD = Dòng tiền thuần từ HĐKD LNT từ HĐKD

Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán:

- Tỷ số khả năng trả nợ: phản ánh rủi ro tài chính và mức độ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nói chung nhìn từ giác độ dòng tiền. Tỷ số này cho biết trung bình mỗi đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bởi bao nhiêu đồng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh.

Khả năng trả nợ = Dòng tiền thuần từ HĐKD Tổng nợ phải trả bình quân

- Tỷ số khả năng trả nợ ngắn hạn: Cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doah của DN. Với các công ty trong lĩnh vực sản xuất và thương mại có tình hình tài chính lành mạnh thì giá trị tỷ số này thường lớn hơn hoặc bằng 40%.

Khả năng trả nợ ngắn hạn = Dòng tiền thuần từ HĐKD Nợ ngắn hạn bình quân

- Thời gian trả hết nợ dài hạn: tỷ số này cho biết DN cần bao nhiêu thời gian để tạo đủ số tiền từ hoạt động kinh doanh nhằm chi trả cho các khoản nợ dài hạn.

Nếu giá trị tỷ số này nhỏ hơn so với thời hạn trung bình của các khoản nợ dài hạn của DN thì đó là dấu hiệu cho thấy DN sẽ gặp khó khăn chi trả khi các khoản nợ đó đáo hạn.

Thời gian trả hết nợ dài hạn = Nợ dài hạn bình quân Dòng tiền thuần từ HĐKD

- Tỷ số khả năng trả lãi vay: cho biết dòng tiền trước thuế và lãi vay gấp bao nhiêu lần lãi vay đã trả của công ty:

Khả năng trả lãi vay = CFO+tiền thuế đã nộp+tiền lãi vay đã trả Tiền lãi vay đã trả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ số khả năng trả nợ gốc vay: đo lường khả năng trả nợ gốc bằng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh:

Khả năng trả nợ gốc vay = CFO

Tiền chi trả nợ gốc vay

- Tỷ số khả năng chi trả cổ tức: Đo lường khả năng chi trả lợi nhuận, cổ tức cho chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh:

Khả năng chi trả cổ tức = CFO

Cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

- Tỷ số khả năng tái đầu tư: tỷ số này cho biết khả năng đầu tư vào tài sản dài hạn bằng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này càng lớn,

DN càng dễ dàng thực hiện việc đầu tư mua sắm TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, DN sẽ phải huy động thêm tiền từ hoạt động tài chính để đầu tư.

Khả năng tái đầu tư = CFO

Tiền chi mua sắm tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 (Trang 29 - 34)