Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁCH BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT doc (Trang 35 - 36)

Mối quan hệ nguyên nhân kết quả (mối quan hệ nhân quả) tồn tại phổ biến trong hiện thực khách quan và trong ngôn ngữ.

Từ xa xƣa, trong dân gian, nhân dân lao động đã truyền tụng nhau những câu tục ngữ, thành ngữ: “Ở hiền gặp lành”, “Gieo gió gặt bão”, “Nhân

nào quả ấy”,… để chỉ rõ nguyên nhân kết quả hay hậu quả của một hành

động, việc làm nào đó của sự vật, hiện tƣợng, của con ngƣời trong cuộc sống. Chẳng hạn, họ cho rằng nếu con ngƣời ăn ở có phúc, khơng hại ai thì sẽ đƣợc mọi ngƣời yêu q, kính trọng và gặp điều may mắn… Đó là một thực tế vẫn còn giá trị cho đến bây giờ.

Hay trong đạo Phật, các tăng ni, phật tử thƣờng có triết lý “luân hồi nghiệp báo”, cho rằng: con ngƣời sống ở kiếp này xấu hay tốt là kết quả có nguyên nhân từ kiếp trƣớc.

Ngày nay, ta cũng thƣờng nghe những câu cửa miệng của mọi ngƣời về quan hệ nhân quả nhƣ: “Quá mù ra mưa”, “Vì nắng lắm nên mưa nhiều”, “Vì

mưa nhiều nên lụt lội”, “Do phóng nhanh vượt ẩu nên bị tai nạn”,…

Qua những ví dụ trên đây, có thể thấy rằng bất cứ sự kiện, hiện tƣợng nào cũng có nguyên nhân của nó. Quan hệ nhân quả trong thực tế đƣợc phản ánh trong mọi ngôn ngữ. Nhƣng trong mỗi ngôn ngữ, mối quan hệ này lại đƣợc biểu hiện theo những cách khác nhau.

Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy có hai phƣơng thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt, đó là:

- Phƣơng thức biểu hiện quan hệ nhân quả bằng phƣơng tiện ngữ pháp: bằng các cặp quan hệ từ nhân quả: “vì… nên”, “do… nên”, “bởi… nên”…

Ví dụ:

Ngày xƣa, vì lối đi chƣa đƣợc tiện lợi và nhanh chóng, cho nên nhà vua lập ra hai trƣờng thi, trƣờng Hà Nội và trƣờng Nam Định để học trị dễ sự thi cử. (Nguyễn Cơng Hoan. Sóng vũ mơn)

Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này. (Thạch Lam. Đứa con)

Nhờ bà dày công dạy dỗ tập rèn, nên chừng con Quyên đƣợc mƣời sáu

mƣời bảy tuổi thì cơng ngơn dung hạnh mọi bề đều vẹn vẻ. (Hồ Biểu Chánh.

Cha con nghĩa nặng)

- Phƣơng thức biểu hiện quan hệ nhân quả bằng phƣơng tiện từ vựng - ngữ pháp: bằng các động từ quan hệ làm, khiến

Ví dụ:

Chính tơi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù loà. (Nguyễn Minh Châu.

Bức tranh)

Lòng tự cao, tự đại thái quá khiến chàng tƣởng rằng, yên trí rằng mình khơng u. (Khái Hƣng, Nhất Linh. Đời mưa gió)

Mặt trời buổi chiều rọi thẳng ánh nắng vào những tốp máy bay địch,

làm cho chúng nó loé sáng trên nền trời, nhìn rõ từ rất xa. (Nguyễn Đình Thi. Vào lửa)

Chị bịt đầu bằng chiếc khăn vải kẻ ô vuông bng một vạt dài ra phía sau khiến những nét thiếu hồ hợp trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh. (Nguyễn Khải. Mùa lạc)

Dƣới đây, chúng ta sẽ lần lƣợt xem xét cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng các phƣơng tiện nêu trên.

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁCH BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)