Thuật ngữ kết trị (còn đƣợc gọi là hoá trị, ngữ trị) vốn đƣợc dùng đầu tiên trong hoá học để đánh dấu khả năng của các nguyên tử làm hình thành các mối liên kết hố học. [48, 121]
Thuật ngữ này đƣợc dùng trong ngôn ngữ học vào những năm 40 của thế kỉ XX để “đánh dấu khả năng kết hợp của từng kí hiệu ngơn ngữ có thể có với các kí hiệu khác để tạo thành giá trị chung nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị của các yếu tố đó cộng lại”. [48, 121]
“Kết trị là khả năng của một yếu tố ngơn ngữ (hoặc nhóm các yếu tố) kết hợp với yếu tố ngơn ngữ (hoặc nhóm các yếu tố) khác cùng cấp độ; đồng thời khả năng này đƣợc qui định bằng những đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa bên trong của yếu tố (hoặc nhóm yếu tố) đang xét”. [21, 141]
Nguyễn Văn Lộc trong cuốn “Kết trị của động từ trong tiếng Việt” đã định nghĩa một cách cụ thể về kết trị của động từ nhƣ sau: “Kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi những thành tố cú pháp (những thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định. Nói cách khác, kết trị của động từ là thuộc tính của động từ kết hợp vào mình những thành tố cú pháp bắt buộc hay tự do. Thuộc tính kết hợp này hàm chứa trong ý nghĩa của bản thân động từ. Nó chính là sự phản ánh những đòi hỏi hoặc khả năng của động từ đƣợc cụ thể hố về mặt nào đó”. [35, 34].
Kết trị của động từ theo cách hiểu trên đây sẽ đƣợc phân biệt với:
a. Khả năng kết hợp từ vựng của từ
Nói đến khả năng kết hợp từ vựng của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với tƣ cách là cá thể hoặc đại diện của nhóm chủ đề. Khả năng kết hợp từ vựng bị quy định bởi ý nghĩa từ vựng riêng của từ. Cịn nói đến kết trị của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với tƣ cách là đại diện của từ hoặc tiểu loại nhất định đƣợc đặc trƣng bởi ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp hoặc ý nghĩa ngữ pháp chung nhất định.
b. Khả năng kết hợp của thực từ với các hư từ
Sự kết hợp của thực từ với các hƣ từ (ví dụ: đã, sẽ, đang…) tạo thành
một tổ hợp đặc biệt dùng trong vai trò tƣơng đƣơng với một thực từ. Trong những tổ hợp nhƣ vậy, hƣ từ chỉ là những yếu tố bổ sung ý nghĩa thuần ngữ pháp cho thực từ và hiện thực hố thuộc tính kết trị của thực từ, chúng khơng phải là thành tố cú pháp thực sự.
c. Khả năng kết hợp cú pháp bắt buộc của từ
Kết trị của từ theo cách hiểu trên đây không chỉ là khả năng kết hợp của từ với các thành tố cú pháp bắt buộc mà còn là khả năng kết hợp của từ với các thành tố cú pháp tự do.
Kết trị của từ đƣợc xác định theo số lƣợng và đặc tính các vị trí mở bao quanh nó, cịn bản thân số lƣợng và đặc tính của các vị trí mở lại đƣợc xác định dựa vào số lƣợng và đặc tính của các thành tố cú pháp làm đầy các vị trí
mở này. Nhƣ vậy, xác định và phân tích kết trị của từ thực chất là xác định và phân tích các thành tố cú pháp làm đầy các vị trí mở bên từ.
Với tƣ cách là thành tố cú pháp, các kết tố của từ mang kết trị đƣợc đặc trƣng bởi cả hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức, vì vậy, khi xác định chúng, phải chú ý cả hai mặt này. Về nội dung, mỗi kết tố phải có mối quan hệ ngữ nghĩa nhất định với từ mang kết trị. Về hình thức, nó phải có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn, tức là có thể dựa vào từ mang kết trị để đặt câu hỏi về nó. Chẳng hạn, trong cấu trúc “ăn cơm bằng đũa”, ta có thể xác định đƣợc động từ “ăn” có hai kết tố là “cơm” và “đũa” vì về nội dung hai từ này đều có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ ăn (cơm bổ sung ý nghĩa đối thể, đũa
bổ sung ý nghĩa cơng cụ). cịn về hình thức hai từ này đều có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (Ăn gì? Ăn bằng gì?)
Kết trị của động từ đƣợc chia thành kết trị bắt buộc và kết trị tự do. Theo Nguyễn Văn Lộc, “việc phân biệt kết trị bắt buộc và kết trị tự do của động từ đƣợc dựa vào đặc tính khác nhau của mối quan hệ giữa động từ với hai kiểu kết tố: kết tố bắt buộc và kết tố tự do. Kết trị bắt buộc là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần làm đầy bởi các kết tố bắt buộc; còn kết trị tự do là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở có thể làm đầy bởi các kết tố tự do” [35, 52]
Trong quá trình tiến hành đề tài này, khi vận dụng lý thuyết kết trị để miêu tả các động từ quan hệ, chúng tôi chủ trƣơng đặc biệt chú ý đến kết trị bắt buộc của động từ. Bởi vì kết trị bắt buộc luôn gắn liền với ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của động từ. Khi tiến hành xem xét, phân tích kết trị bắt buộc, ta sẽ phát hiện đƣợc những thuộc tính cú pháp bản chất nhất của động từ.
1.5. Tiểu kết
Trên cơ sở lí thuyết đƣợc chúng tôi tiếp thu và vận dụng quan niệm của các nhà nghiên cứu ngữ pháp, chúng tơi đƣa ra quan niệm của mình về quan hệ ngữ nghĩa, phân biệt nó với quan hệ cú pháp, xác định sự tƣơng ứng giữa quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú pháp; đồng thời chúng tôi cũng đƣa thêm một số khái niệm có liên quan đến đề tài, trong đó chúng tơi vận dụng lý
thuyết về “Kết trị của động từ tiếng Việt” của Nguyễn Văn Lộc để tiến hành khảo sát cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt bằng động từ quan hệ.
CHƢƠNG 2