Khái niệm quan hệ từ

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁCH BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT doc (Trang 28 - 30)

1.4.1.1. Định nghĩa

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) cho rằng: “Hƣ từ cú pháp không đƣợc dùng để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà là công cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức của ngƣời bản ngữ; còn gọi là từ nối” [48, 240].

Cùng với quan niệm đó, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Đinh Văn Đức cho rằng: “Các hƣ từ cú pháp không đƣợc dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa

thực từ với thực từ trong các phát ngôn - nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tƣ duy của ngƣời bản ngữ. Hƣ từ cú pháp theo đó, cũng là cơng cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của ngƣời bản ngữ. Các hƣ từ cú pháp không làm trung tâm và cũng không làm thành tố phụ đoản ngữ. Chúng là một thứ phƣơng tiện liên kết “xúc tác” thành tố phụ với trung tâm, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau trong cấu trúc phát ngôn. Ngữ pháp truyền thống gọi các hƣ từ cú pháp là liên từ và giới từ. Trong tiếng Việt cịn có những thuật ngữ khác để gọi chúng, chẳng hạn là các từ nối hoặc quan hệ từ. Thuộc về quan hệ từ tiếng Việt xƣa nay ngƣời ta thƣờng nhắc tới các từ: bằng, của, cho, để, vì, tại, bởi, do, thì, là, mà, tuy, dù,

dầu, dẫu…” [11, 207].

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban gọi quan hệ từ là kết từ. Theo quan điểm của Diệp Quang Ban, “về ý nghĩa khái quát, kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối tƣợng đƣợc phản ánh. Kết từ là dấu hiện biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ (và hƣ từ) một cách tƣờng minh. Về khá năng kết hợp và chức năng cú pháp, kết từ đƣợc dùng nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp” [1, 132].

Nói chung, cách hiểu đƣợc thừa nhận rộng rãi về quan hệ từ là: quan hệ từ là phƣơng tiện tổ hợp cú pháp (phƣơng tiện cú pháp) dùng để dẫn nối các từ (thực từ), cụm từ. Chúng biểu thị quan hệ cú pháp - ngữ nghĩa giữa các từ (thực từ), cụm từ (kiểu quan hệ nhân quả, cơng cụ, mục đích…). Việc quan hệ từ có biểu thị quan hệ cú pháp hay khơng là việc cịn phải bàn thêm.

Chẳng hạn, các quan hệ từ và, hay, hoặc…dẫn nối các thành tố có quan hệ đẳng lập (ví dụ: anh hoặc tơi: quan hệ lựa chọn, nó và tơi: quan hệ liệt kê); cịn các quan hệ từ bằng, với, vì, của… dẫn nối thành tố có quan hệ chính phụ (ví dụ: liên lạc bằng điện thoại…). Về khả năng kết hợp, quan hệ từ gắn với thành tố đƣợc dẫn nối. Chúng ta có thể nói và tơi, và anh, bằng đũa, của tơi

dùng hình thức đặt câu hỏi để xác định vị trí của quan hệ từ nhƣ sau: liên lạc bằng gì? Nó và ai? để tạo thành tổ hợp.

Trong ngơn ngữ có thể gặp phổ biến những trƣờng hợp tuy cùng chỉ ra một quan hệ cú pháp nhƣng các quan hệ từ khác nhau biểu thị quan hệ ngữ nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

Các quan hệ từ ở, bằng, để cùng dẫn nối các thành tố phụ nhƣng lại chỉ

ra các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau: - “Ăn ở hiệu” chỉ quan hệ về vị trí.

- “Ăn bằng đũa” chỉ quan hệ về công cụ. - “Ăn để sống” chỉ quan hệ về mục đích. 1.4.1.2. Phân loại

Có hai cách phân loại quan hệ từ:

Theo tính chất của mối quan hệ cú pháp, quan hệ từ thƣờng đƣợc chia thành:

- Quan hệ từ phụ thuộc (của, bằng, vì, ở, cho, với…) - Quan hệ từ đẳng lập (và, hay, hoặc…)

Theo đặc điểm của các thành tố đƣợc dẫn nối, quan hệ từ thƣờng đƣợc chia thành:

- Giới từ (dẫn nối danh từ, ngữ danh từ, đại từ)

- Liên từ (dẫn nối các thành tố có quan hệ đẳng lập và cụm chủ vị) Trong q trình tiến hành đề tài này, chúng tơi theo cách phân chia thứ nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn: CÁCH BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)