0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Ví dụ về thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI VINALINES LOGISTICS (Trang 34 -37 )

Lào Cai do Vinalines Logistics làm chủ đầu tư.

1.3.1.Giới thiệu về dự án xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai

Dự án xây dựng cảng nội địa ICD Lào Cai đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty hàng hải Việt Nam phê duyệt tại quyết định số 110/QĐ – HĐQT, quyết định số 935/QĐ – HĐQT và sự chấp thuận của UBND tỉnh Lào Cai theo quyết định số 1982/QĐ – UBND với một số nội dung chủ yếu sau:

- Tên dự án đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam

- Địa điểm đầu tư: Lô F9, F9’, F10, F11, F12 – Khu công nghiệp Đông Phố Mới- tỉnh Lào Cai.

- Diện tích xây dựng: 18,2 ha.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới. - Tổng mức đầu tư: 100 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư xây dựng sử dụng từ vốn góp của các cổ đông trong công ty.

1.3.1.1. Nội dung cảng nội địa (ICD) Lào Cai.

Cảng ICD Lào Cai là một địa điểm thông quan hàng hóa trong nội địa để hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu, nhận gửi hàng bằng container. Đây là một đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống dịch vụ Logistics nói chung và chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương thức vận tải “từ cửa tới cửa” cho các cơ sở sản xuất, tiêu thụ. Đầu mối giao thông này nhằm :

- Phát huy vai trò vận tải đa phương thức, một dịch vụ trong và ngoài nước đang thực hiện có hiệu quả.

- Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và cả nước.

- Thu hút hang hoá quá cảnh của Trung Quốc qua cảng Hải phòng và các cảng khác trong khu vực.

Để thực hiện những dịch vụ này, cảng nội địa cần bố trí các trang thiết bị nâng chuyển, thong tin liên lạc, tổ chức hệ thống xếp dỡ hàng, xưởng sửa chữa, và có đủ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giúp cho các hoạt động khai thác ICD có hiệu quả.

ICD Lào Cai có thể xem là một bộ phận của cảng biển nằm sâu trong nội địa để phục vụ bốc xếp vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc trung chuyển hàng hóa giữa các phương thức vận tải cho các chủ hàng trong vùng hấp dẫn. Một khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng biển Hải Phòng sẽ được gom, chất, rút vào container và hoàn tất các thủ tục hải quan, kiểm dịch hàng hóa trước khi đến cảng biển để xuất và giao trả hàng cho các chủ hàng nhập khẩu tại Lào Cai.

1.3.1.2. Tiến trình đầu tư.

Dự án được chia làm 2 giai đoạn:

• Giai đoạn 1 (2 năm đầu): giai đoạn đầu có tổng mức đầu tư là 78 tỷ đồng với diện tích khoảng 4,7ha (lô F9,F10) sẽ tiến hành đầu tư vào một số hạng mục sau:

- Bãi chứa:

+ Tổng diện tích sử dụng đất: GĐ1/GĐ2: 4,7/13,5h + Diện tích bãi: 3,1ha

+ Tải trọng mặt bãi: 4-10T/m2, chất xếp container 4-5 tầng. + Số chỗ xếp container trên các loại trên bãi 708slot

+ Tổng diện tích đường bãi 21.715m2 - Kho hàng CFS:

+ Kết cấu: khung thép tiền chế. + Chịu tải trọng Q=2,5T/m2 - Khu văn phòng điều hành:

+ Nhà điều hành: 242m2 (22m x 11m), với trang thiết bị thông tin liên lạc đầy đủ và hiện đại (điện thoại, fax, internet, radio...)

+ Khuôn viên sân: 1.000m2 - Công trình phụ trợ:

+ Trạm cân 80T

+ Hệ thống cấp điện; cấp, thoát nước và cứu hỏa được bố trí đồng bộ hiện đại. - Trang thiết bị:

+ Thiết bị nâng RMG (02 chiếc), RTG, RSD loại 45T: 09 chiếc (trong đó 3-4RTG) + Xe nâng hàng 3-5T: 10 chiếc

+ Đầu kéo và Sơmi-rơmooc 20-40 feet: 17 chiếc

+ Ngoài ra còn đầu tư hệ thống quản lý khai thác bãi bằng công nghệ thông tin hiện đại với phần mềm chuyên dụng cho hoạt động quản lý, khai thác hàng hóa tại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Nhằm đạt công suất đạt từ 60.000 đến 65.000 TEU/năm.

•Giai đoạn 2 (2 năm tiếp theo): tiếp tục hoàn tất các thủ tục cần thiết để kết nối đường sắt vào bãi, đầu tư hệ thống toa chuyên dùng vận chuyển container, tạo ra một chuỗi dịch vụ logistics hoàn chỉnh; đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế tập trung nghiên cứu đầu tư phát triển để hoàn thiện và mở rộng các hạng mục còn lại tại lô F9’, F11, F12, xây dựng một trung tâm logistics hoàn thiện với tổng diện tích dự kiến 13,5ha, có khả năng thông quan hang hoá, đạt công suất từ 130.000 đến 300.000 TEU/năm.

Ngày 15/1/2009, công ty đã khởi công xây dựng cảng nội địa (ICD) Lào Cai giai đoạn 1.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI VINALINES LOGISTICS (Trang 34 -37 )

×