Phương pháp thẩm định:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại MHB Hà Nội (Trang 37 - 39)

- Hồ sơ có đủ điều kiện, phù hợp với chính sách cho vay kể cả điều kiện về bảo đảm vệ sinh môi trường và khả năng vốn có của ngân hàng hay không?

1.2.2.3. Phương pháp thẩm định:

Hoạt động thẩm định trong MHB Hà Nội thường áp dụng những phương pháp khác nhau như: phương pháp thẩm định từ tổng quát tới chi tiết, phương pháp so sánh đối chiếu lại thường được sử dụng trong việc thẩm định các dự án lớn thuộc về xây dựng nhằm so sánh các định mức kinh tế kỹ thuật, phương pháp phân tích độ nhạy. Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt và hợp lý cho từng loại dự án xin vay vốn, từng giai đoạn trong quá trình thẩm định và từng thời kỳ.

a. Phương pháp thẩm định theo trình tự:

Thẩm định theo trình tự từ tổng quát tới chi tiết trong đó thẩm định tổng quát chính là việc xem xét hồ sơ dự án có đầy đủ tính pháp lý, hợp lý không, và tư cách pháp lý của chủ đầu tư. Qua đó giúp cán bộ thẩm định đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp và hợp lý của dự án như quy mô, tầm quan trọng của dự án. Do đó trong giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Vì vậy cần có bước tiếp theo là bước thẩm định chi tiết đó là việc xem xét cụ thể từng nội dung của dự án từ việc thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin vay cho tới thẩm định từng nội dung cụ thể như: tài chính, kỹ thuật. thị trường, tổ chức quản trị,… Với từng nội dung cần đưa ra ý kiến nhận xét đồng ý hay kông thể chấp nhận hoặc cần phải sửa đổi thêm. Tuy nhiên mức độ tập trung cho từng nội dung là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại dự án. Trong bước thẩm định chi tiết, kết quả của bước trước là điều kiện cho bước sau. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án

mà không cần thẩm định nội dung tiếp theo của dự án.

b. Phương pháp so sánh đối chiếu:

Muốn xem xét một dự án vay vốn có hiệu quả hay không không chỉ đơn thuần là tính toán các chỉ tiêu tài chính, mà cần phải có sự so sánh đối chiếu với các dự án tương tự. Nội dung của phương pháp so sánh đối chiếu này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ quốc tế cũng như kinh nghiệm thực tế.

Đối với các dự án xây dựng thì phương pháp này được sử dụng để so sánh một số chỉ tiêu như sau:

- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc các điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ. thiết bị được sử dụng trong dự án với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

- Tiêu chuẩn về sản phẩm của dự án so với nhu cầu về sản phẩm đó trên thị trường.

- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư của dự án có phù hợp với định mức của ngành đó hay không?

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, ngyên liệu, nhân công, tiền lương,… trong dự án có phù hợp với định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành hay không?

Ví dụ đơn giản như một dự án xin vay vốn tại ngân hàng để sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó, tỷ suất sinh lời của dự án là 12% chẳng hạn, so với lãi suất ngân hàng 10%/năm như vậy là dự án này có lãi. Nhưng trên thực tế, so sánh tỷ suất sinh lời trung bình ngành là 15% thì dự án này là không hiệu quả. Vậy có nên cho khách hàng này vay vốn hay không?

đúc rút trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (cơ cấu chi phí, chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu,…).

c. Phương pháp phân tích độ nhạy:

Thị trường luôn biến đổi, các nhân tố có thể tác động lên một dự án đầu tư là rất nhiều tạo ra rất nhiều rủi ro, có những rủi ro có thể lường trước và tính toán được nhưng cũng có những rủi ro thì không. Do đó thẩm định không chỉ xem xét ở khía cạnh tĩnh của dự án, mà phải xem xét cả trạng thái động của dự án. Khi đó ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Phương pháp này chủ yếu được các cán bộ thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án, xem xét mức độ nhạy cảm của dự án với các nhân tố có liên quan, khi các yếu tố liên quan thay đổi thì dự án còn có hiệu quả nữa hay không và có thể xem xét để cho vay được hay không?

Theo phương pháp này, trước hết là xác định các yếu tố gây ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính, sau đó dự kiến một số tình huống xấu có thể xảy ra đối với dự án: chi phí đầu tư tăng 10%, 20%,..; giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; lạm phát; trượt giá,…Sau đó là đánh giá tác động của sự thay đổi đó đối với hiệu quả tài chính của dự án. Nếu dự án vẫn có hiệu quả thì chứng tỏ dự án có độ an toàn cao, nếu như trong trường hợp ngược lại cán bộ thẩm định sẽ đề xuất một số phương án nhằm khắc phục và hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại MHB Hà Nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w