Xuất các giải pháp SXSH:

Một phần của tài liệu đề xuất một dây chuyền công nghệ tổng quát để xử lý nước thải dệt nhuộm. (Trang 64 - 66)

Toàn bộ 8 nguyên nhân làm phát sinh chất thải có thể được giải quyết bằng kinh nghiệm SXSH tương ứng. Để có được điều đó, thông tin từ các dự báo về nguyên nhân gây ra phế thải phải được sử dụng để xác định các phương án SXSH phù hợp nhất.

Việc xây dựng các phương án phòng chống chất thải phù hợp là một bước đi cần nhiều sáng tạo; các thông tin thu lượm được phải được đưa vào sử dụng như những công cụ hướng dẫn cho quá trình sáng tạo này. Các câu hỏi thường thấy trong quá trình xây dựng phương án là:

• Làm thế nào để có thể cải tiến được các kinh nghiệm hoạt động tác nghiệp và duy trì hoạt động này (các cải tiến về quản lý nhà xưởng) nhằm mục tiêu giảm bớt khối lượng hoặc cải tạo thành phần của chất thải, chất gây ô nhiễm phát sinh trong quá trình này?

• Các cơ hội tối ưu hóa quy trình nào có thể được xem xét để giảm bớt khối lượng hoặc cải tiến thành phần chất thải, chất gây ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất.

• Cần thay đổi thiết kế hoặc cách bố trí thiết bị hiện có như thế nào để có thể giảm bớt hoặc cải tiến thành phần chất thải, chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất.

• Những công nghệ sản xuất nào có thể được áp dụng nhằm giảm bớt khối lượng hoặc cải tiến thành phần của các chất thải, chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất.

• Những thay đổi nào về nguyên vật liệu cần được thực hiện để có thể giảm bớt khối lượng hoặc cải tiến thành phần chất thải, chất ô nhiễm phát sinh trong quy trình sản xuất.

• Làm thế nào để thay đổi đặc tính của dòng chất thải, chất ô nhiễm để có thể tái chế tại chỗ các chất thải, chất ô nhiễm hiện nay.

Dựa trên các kỹ thuật sản xuất sạch hơn, hình trên ta có các giải pháp SXSH có thể được đề xuất như sau:

• Quản lý nội vi tốt

• Thay đổi nguyên vật liệu.

• Cải tiến thiết bị, máy móc.

• Cải tiến sản phẩm

• Thu hồi và tái chế, tái sử dụng trong nhà máy

• Sản xuất các loại sản phẩm có giá trị thương mại

• Thay đổi công nghệ. 3.3.1 Quản lý nội vi:

Khóa chặt van, kiểm tra đường ống tránh rò rỉ. Tiến hành khắc phục ngay các sự cố rò rĩ.

Bảo quản tốt nguyên vật liệu, thuốc nhuộm. Đào tạo, nâng cao nhận thức của công nhân.

Bảo ôn các bề mặt nóng (ống dẩn hơi nước, nồi nấu..) có thể làm giảm thất thoát nhiệt đáng kể.

Sử dụng bộ điều khiển tự động cung cấp hơi nước cho các nồi hơi.

Hơi nước ngưng từ một số công đoạn có thể tái sử dụng lại cho lò hơi. Các ống dẫn trong hệ thống này cũng nên được bảo ôn.

Cải tiến bảo dưỡng để tối ưu hóa hiệu suất năng lượng của thiết bị. Ưu tiên sử dụng các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao.

3.3.2 Kiểm soát tốt hơn dây chuyền sản xuất: Tối ưu hóa quá trình đốt nồi hơi.

2 khongkhi khoilo CO % ) T T ( 32 , 0 tt % − =

Thông qua việc đo đạc dòng khí thải từ ống khói nồi hơi để xác định mức độ tổn thất nhiệt tại nồi hơi.

Tối ưu hóa điều kiện làm việc (nhiệt độ giặt, thời gian, hệ thống kiểm soát…) Bảo ôn tốt các đường ống nhiệt nóng, thiết kế chiều dài các hệ thống phân phối sao cho đường đi của hơi là ngắn nhất.

3.3.3 Thay đổi nguyên vật liệu:

Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào chặt chẽ, tránh mua những nguyên liệu không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng.

Thay thế các loại phẩm nhuộm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các loại phẩm nhuộm độc hại.

3.3.4 Cải tiến thiết bị máy móc:

Bọc cách nhiệt tốt và thay thế vật liệu cách nhiệt amiang bằng polyurethane. Thay hệ thống chiếu sáng bằng bóng đèn compact (giảm tiêu tốn điện năng). 3.3.5 Thu hồi và tái chế, tái sử dụng trong nhà máy:

Tái sử dụng nước làm nguội.

Thu hồi nước ngưng để sử dụng lại cho nồi hơi.

Tận dụng nhiệt thải ra từ các hệ thống (khói thải nồi hơi, nhiệt xả đáy, 1 tấn nước cấp cho nồi hơi tăng 10oC sẽ giảm khoảng 1kg dầu đốt)

Sử dụng lại thuốc nhuộm màu sáng để nhuộm lại các sản phẩm có màu tối. 3.3.6 Sản xuất các sản phẩm có giá trị thương mại:

Vải vụn có thể thu gom lại để làm gối, giẻ lau. 3.3.7 Thay đổi công nghệ:

Sử dụng nhuộm bằng cách phun sương lên bề mặt nhuộm thay vì nhúng toàn bộ vải qua bồn, cách này có thể tiết kiệm được nước và hơi.

Sử dụng đẩy vải bằng không khí thay vì bằng thủy lực, có thể giảm đi đáng để lượng nước sử dụng.

Kết hợp cùng lúc khâu nấu và tẩy có thể rút ngắn được thời gian quy trình, dễ dàng trong việc tẩy vết bẩn trên vải.

Một phần của tài liệu đề xuất một dây chuyền công nghệ tổng quát để xử lý nước thải dệt nhuộm. (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w