Chi phí quản lý, vận hành:

Một phần của tài liệu đề xuất một dây chuyền công nghệ tổng quát để xử lý nước thải dệt nhuộm. (Trang 128 - 155)

• Chi phí cho nhân công:

Công nhân gồm 9 người chia làm 3 ca, mỗi ca 3 người:

9 người x 1 500 000 người/tháng x 12 tháng/năm = 162 000 000 đồng Cán bộ điều hành 3 người chia làm 3 ca, mỗi ca 1 người:

3 người x 2 000 000 người/tháng x 12 tháng/năm = 72 000 000 đồng. Chi phí trợ cấp độc hại cho 12 người là 20 000 000 đồng.

Tổng cộng:

162 000 000 + 72 000 000 + 20 000 000 = 254 000 000 đồng.

• Chi phí điện năng:

Điện năng tiêu thụ được tính theo công thức:

µ =2,72xQxH

E

Trong đó:

H: chiều cao trung bình của nước được bơm, H = 10m.

µ: hệ số hữu ích của bơm, chọn µ = 0,9 Điện năng tiêu thụ:

W 11031111 9 , 0 10 x 365000 x 72 , 2 E= = =11 031KW

Chi phí điện năng: 1KWh điện hiện nay khoảng 815 đồng 11 031 x 815 = 8 990 265 đồng.

• Chi phí hóa chất:

Chi phí hóa chất bao gồm phèn, chất dinh dưỡng thêm vào trong nước thải khoảng 100 000 000 đồng.

Tổng chi phí quản lý hàng năm:

254 000 000 + 8 990 265 + 100 000 000 = 326 990 265 đồng.

Tổng chi phí trong 1 năm cho trạm xử lý nước thải dệt nhuộm (tính luôn phần khấu hao hàng năm)

S = 326 990 265 + 134 541 875 = 461 532 140 đồng. Vậy chi phí dùng để xử lý 1 m3 nước thải:

1264 365

x 1000

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN

Đặc tính của nước thải dệt nhuộm là COD và BOD cao. Tuy nhiên, tỷ số BOD/COD >0,5 nên nước thải nhuộm hoàn toàn có khả năng xử lý bằng phương pháp sinh học. Quá trình xử lý sinh học không cho được kết quả là khử COD triệt để, vì vậy phải kết hợp xử lý hóa lý với xử lý sinh học để đạt được kết quả tốt là hoàn toàn cần thiết.

Qua các giải pháp sản xuất sạch hơn đề ra, thì ta thấy rằng 65% trở ngại trong SXSH là do thái độ của con người chứ không phải do công nghệ. Vì vậy, một công ty muốn SXSH đạt được kết quả như mong muốn thì điều đầu tiên phải làm là thay đổi nhận thức của những người trong công ty, đặc biệt là những người lãnh đạo.

Với các giải pháp SXSH, 50% chất thải có thể giảm được chỉ đơn giản bằng các thay đổi rất nhỏ trong quá trình sản xuất, không đòi hỏi bất kỳ sự thay đổi lớn nào. Việc áp dụng SXSH trong công ty không chỉ mang lại cho họ những món lợi hữu hình như tiền bạc, giảm thiểu chất thải mà còn những món lợi khác không thể đo đếm được.

Do đó, trong thời đại ngày nay, khi mà tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt thì việc áp dụng SXSH vào trong công ty trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS.TS Hoàng Văn Huệ, PSG.TS Trần Đức Hạ - Thoát nước tập II- Xử lý nước thải – NXB Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội, 2002.

[2]. TS Trịnh Xuân Lai – Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải – NXB Xây dựng – Hà Nội, 2000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3]. Vũ Bá Minh – Tài liệu giảng dạy sản xuất sạch hơn – Khoa KT Môi trường – Trường Đại học Kỹ Thuật Tp.HCM.

[4]. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga – Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – NXB Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội, 2002.

[5]. Nguyễn Công Toàn – Công nghệ nhuộm và hoàn tất – NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh – Tp. Hồ Chí Minh, 2005.

[6]. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân – Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp tính toán thiết kế các công trình – NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh – Tp. Hồ Chí Minh, 2004.

[7]. PSG.TS Cao Hữu Trượng, Hoàng Thị Lĩnh – Hóa học thuốc nhuộm – NXB Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội, 2002.

[8]. Bộ Xây Dựng – Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập VI – NXB Xây dựng – Hà Nội, 1997.

[9]. Sở Tài Nguyên và Môi Trường – Khóa tập huấn công nghệ sạch hơn trong dệt nhuộm – Tp. Hồ Chí Minh, 2006.

[10]. Metcalf & Eddy – Wastewater Engineering Treatment and Reuse (Fourth Edition) – McGraw Hill, 2003.

[11]. PE.,DEE Joseph A.Salvato, Ph.D., PE Nelsel L.Nemerow, Ph.D Franklin J.Agardy – Environmental Engineering (Fifth Edition) – John Wiley & Sons, Inc – New Jersey, 2003.

Các websites tham khảo:

[1]. Website Cục Môi trường: http://www.nea.gov.vn/ [2]. Website Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam:

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A: Các chất trợ dùng trong ngành nhuộm: (Ciba – Geigy) 1.1 ALBATEX FFC

Dạng lỏng anionic

Chất giúp ngấm với khả năng chống tạo bọt và đẩy không khí ra khỏi vải, sợi. Ổn định trong các môi trường kiềm và acid (pH từ 1 – 14), ổn định khi dùng trong môi trường có tính điện ly cao.

Thích hợp cho tất cả các loại sợi (thiên nhiên và nhân tạo), trên tất cả các thiết bị, đặc biệt là Jet.

Liều lượng: 0,1 – 0,5 g/l

1.2 ALBATEX OR

Dạng lỏng non-inoic

Chất giúp điều màu dùng cho thuốc nhuộm hoàn nguyên cho cellulose và hỗn hợp. Có thể dùng chung với các thuốc giúp phân tán có anionic.

Liều lượng: 0,5 – 3,0 g/l.

1.3 ALBATEX PON/hc

Dạng lỏng anionic

Chất giúp điều màu, giúp ngấm cho thuốc nhuộm trực tiếp và hòan nguyên. Có khả năng giúp phân tán và tăng cường sự ổn định của bể thuốc nhuộm phân tán.

Liều lượng: 0,5g/l cho thuốc nhuộm trực tiếp và phân tán, 0,5 – 1,5g/l cho thuốc nhuộm hoàn nguyên.

1.4 AVIVAN CF

Dạng nhũ tương, vàng amphoteric, trở thành cationic với pH giảm

Chất bôi trơn và hồ mềm cho cellulose và sợi nhân tạo. Đầy tay và mềm bề mặt. giảm sự nạp tĩnh điện của sợi nhân tạo. Không làm vàng màu vải trắng quang sắc. không có ảnh hưởng xấu trên khả năng hấp thụ nước của vải sau khi xử lý.

1.5 AVIVAN FSJ

Dạng nhũ tương, trắng sữa non ionic (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ mềm cho tất cả các loại sợi. Thích hợp khi dùng một mình hay dùng chung trong quy trình xử lý hoàn tất với nhực resin. Dùng trong quy trình xử lý ngấm ép. Phương pháp tận trích cũng có thể áp dụng được cho tất cả các chủng loại sợi.

Liều lượng: sợi nhân tạo: 10 – 30g/l hoặc 1 – 3%. Hỗn sợp sợi nhân tạo/ cellulose: 10 – 40g/l hoặc 1 – 4%. Cellulose/ cotton: 20 – 50g/l hoặc 5%.

1.6 CIBAFAST N-2

Dạng nhũ tương, xanh xám ationic

Chất hấp thụ tia cực tím trong ánh sáng, tăng độ bền ánh sáng cho vải, sợi polyamid (6 và 6,6). Dùng cho các loại vải, sợi cần độ bền ánh sáng dưới nhiệt độ cao như thàm trải nhà, trải xe, lưới đánh cá… thích hợp cho quy trình xử lý tận trích hay liên tục.

Liều lượng: 0,3 – 0,6% tùy thuộc và dung tỷ; 1 – 2% troong quy trình hấp hơi nuớc.

1.7 CIBAFLUID U

Dạng nhũ tương, trắng sữa non-ionic

Chất bôi trơn, chống nhàu hoặc gãy mặt vải trong các quy trình xử lý ướt dưới các điều kiện khó khăn. Ổn định trong tất cả các môi trường pH và nhiệt độ, vì thế thích hợp cho tất cả các chủng loại sợi hoặc thuốc nhuộm. Không tạo bọt, vì thế thích hợp cho các máy tuần hoàn cao tốc (Jet)

Liều lượng: 1 – 2%

1.8 CIBATEX RN

Dạng lỏng, nâu, đậm anionic

Chất cầm màu, tăng độ bền màu ướt của vải polyamid nhuộm hoặc in. Giữ trắng vải polyamid trong xử lý giặt. Giữ trắng trong quy trình nhuộm hỗn hợp polyamid/ cellulose và len cừu/ cellulose.

Liều lượng: cầm màu và giặt vải polyamid: 1 – 3%. Nhuộm hỗn hợp polyamid/cellulose: 0,5 – 2% Nhuộm hỗn hợp len cừu/cellolose: 0,5 – 2%.

1.9 COLFLOC RD

Dạng lỏng, trong, cationic

Chất tạo trầm hiện dùng để khử màu trong nước thải của nhà máy nhuộm. Dùng trong quy trình xử lý nước thải. Có khả năng khử màu cao, đặc biệt đối với các thuốc nhuộm khó khăn (hoạt tính đỏ).

Liều lượng: 1g colfloc rd có thể khử 1g thuốc nhuộm trong nước thải. Yêu cầu thí nghiệm trước.

1.10 ERIOPON CRN

Dạng lỏng, trắng sữa, non-ionic

Chất tẩy giặt vải cotton sau khi nhuộm với thuốc nhuộm hoạt tính với đặc tính ít gây bọt.

Liều lượng: 1- 3g/l tùy thuộc vào độ cứng của nước.

1.11 FLOVAN CGN

Dạng lỏng, trong, non – ionic

Chất giúp chậm bắt lửa dùng cho vải, sợi cotton, cellulose tái sinh, arcylic, polyester, len cừu và các hỗn hợp. Rất ổn định với nhiệt độ, không có hoặc có ảnh hưởng rất ít trên ánh màu cũng như độ bền màu. Được dùng trong quy trình xử lý ngấm ép.

Liều lượng: cellulose (150 – 300g/l); arcylic (450 – 550g/l); polyester (150 – 250g/l); len cừu (300 – 350g/l).

1.12 FUMEXOL SD

Dạng nhũ tương, trắng sữa non-ionic.

Chất chống bọt có cơ bản silicon được dùng trong tất cả các quy trình xử lý ướt mà bọt có thể gây phiền nhiễu. Khả năng chống bọt ưu việt, chịu được nhiệt độ cao đến 130oC, thích hợp cho máy tuần hoàn cao tốc (Jet).

Liều lượng: 0,01 – 0,2g/l. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.13 FUNGITEX ROP

Dạng nhũ tương, vàng ngà non-ionic

Chất chống mốc dùng cho các loại vải bằng sợi acrylic làm bạt, sợi polyvinylalcohol làm lều, túi đeo lưng bằng cotton cũng như màn phòng tắm bằng

polyester hoặc cotton. Có thể dùng chung trong xử lý chống thấm nước. Dùng trong quy trình thấm ép.

Liều lượng: tùy thuộc loại hàng từ 30 – 120g/l.

1.14 IRGALON PS

Dạng lỏng, vàng nhạt anionic

Chất trợ tạo phức cho ion kim loại nặng và kiềm thổ. Làm mềm nước cứng; ngừa trước vết bẩn gây nên bởi kim loại; phòng ngừa sự bám vào vải của tàn dư silicatet. Không phá hủy hệ thống tạo phức của thuốc nhuộm đã tạo phức.

Liều lượng: tùy thuộc và độ cứng của nước và lượng kim loại có trong nước thải tạo phức.

1.15 IRGASOL CO NEW

Dạng lỏng, nâu đậm anionic

Chất giúp phân tán chống kết tinh của calcium, magnesium với thuốc nhuộm hoạt tính trong quy trình nhuộm cotton và hỗn hợp. Không gây ảnh hưởng xấu trên độ bền màu và không gây nhiều bọt trong bể xử lý. Dùng để giặt hoạt tính đem lại ánh màu tươi sáng cho vải nhuộm.

Liều lượng: 1- 3g/l (tận trích); 3 – 6 (liên tục)

1.16 SAPAMINEE KL

Dạng nhũ tương, trắng sữa cationic

Hồ mềm cho sợi, vải cellulose và hỗn hợp với sợi nhân tạo. Thích hợp cho sợi và vải dệt kim dùng trong quy trình tận trích hoặc ngấm ép. Không làm giảm khả năng thấm ướt của vải, vì thế thích hợp cho khăn bông. Thích hợp cho vải, sợi đã được làm trắng quang sắc.

Liều lượng: tùy chủng loại sợi từ 1 – 5 (tận trích) và từ 10 – 40g/ (liên tục)

1.17 SILCATOL FL

Dạng lỏng, trong, nâu nhạt, ationic yếu

Chất trợ giặt, tẩy rửa. Ổn định tối đa trong môi trường pH từ 1 – 13 vì thể thích hợp để tẩy giặt vải bẩn nhiều trong mọi quy trình xử lý. Không hủy hoại vải, sợi và không gây ảnh hưởng xấu trên vải đã nhuộm. Có thể dùng để xử lý cục bộ vết bẩn.

Chất trợ làm tăng độ bền giặt của thuốc nhuộm solophenyl trong hệ thống solfix. Có thể giúp solohenyl đạt tới độ bền màu cấp 4 khi giặt ở 60oC. Dùng trong quy trình tận trích.

Liều lượng: đối với thuốc nhuộm solophenyl nhóm 1 = 3 lần nồng độ thuốc nhộm+ 0,5%.

1.19 ULTRATEX ECJ:

Dạng nhũ tương màu kem cationic.

Chất trợ silicon elastomer tự tạo màng dùng trong xử lý hoàn tất, ổn định kích thước, tăng khả năng đàn hồi và khâu may của vải dệt kim từ sợi cotton, viscose, polyamid, polyacrylic và len cừu, polyester/ cellulose. Thích hợp đặc biệt cho phương pháp tận trích nhưng cũng có thể dùng phương pháp ngấm ép.

Liều lượng: tùy chủng loại sợi 1 – 4% ultratex ECJ (tận trích) hoặc 15 – 30g/l (ngấm ép)

1.20 ULTRAVON GP 250

Dạng lỏng, vàng nhạt, trong anionic.

Chất trợ đa dụng tẩy giặt, phân tán với khả năng giúp ngấm cao ngay cả sau khi đã sấy khô. Ổn định trong môi trường men giũ hồ tinh bột, tẩy trắng oxy hóa và khử.

PHỤ LỤC B: Danh mục kiểm tra: nhóm sản xuất sạch hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú ý: danh mục kiểm tra này chỉ ý nghĩa minh họa vì ở một số công ty nhỏ, ví dụ: một số những chức danh này có thể không có hoặc một cá nhân có thể đảm trách nhiều chức năng

Thành viên Trách nhiệm

Quản trị

Tích cực thúc đẩy chương trình sản xuất sạch hơn cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

Đặt ra và thực hiện mục tiêu dài hạn

Sắp xếp nhân lực và tài chính để đảm bảo sự thành công của SXSH. Ghi SXSH thành một phần trong công việc của nhân viên.

Kế toán/ tài chính

Tính toán chi phí cho nhiều quy trình và các dòng chất thải khác nhau. Đánh giá khả năng sinh lời của các phương án SXSH

Theo dõi chi phí và tiết kiệm do những thay đổi thực tế. Mua bán/ Vật

Hướng dẫn cho các nhà cung ứng về SXSH. Giải thích mua sắm các vật liệu ít nguy hại.

Tìm kiếm những vật liệu có thành phần tái sinh, có khả năng tái sinh, và/hoặc ít độc tính.

Kiểm tra và kiểm kê vật

liệu

Cung cấp thông tin về lưu trữ và sử dụng vật liệu.

Mô tả việc chất thải sinh ra trong quá trình lưu trữ vật liệu như thế nào.

Đề xuất và thực hiện các phương án SXSH

Vận hành

Mô tả các quy trình sản xuất

Mô tả chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất như thế nào. Đề xuất và thực hiện các phương án SXSH.

Đánh giá khả năng tương thích của các phương án đề xuất đối với các phương thức vận hành.

Đưa ra phản hồi về những tác động mặt ngoài do các thay đổi thực tế gây ra.

Kiểm tra chất lượng

Đánh giá khả năng tương thích của các phương án SXSH đối với chất lượng

Bán hàng và tiếp thị

Cung cấp thông tin về nhu cầu khách hàng. Hướng dẫn khách hàng về SXSH

Tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm mang tính bảo vệ môi trường. Theo dõi phản ứng của khách hàng về sự thay đổi sản phẩm Vận chuyển Cung cấp thông tin về các phương thức hiện tại.

Đề xuất và thực hiện các phương án SXSH Kỹ thuật bảo

Cung cấp thông tinvề các phương thức hiện tại. Đề xuất và thực hiện các phương án SXSH.

Môi trường, sức khỏe và an (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toàn

Giải thích phương pháp quản lý chất thải từ khâu sản xuất và các loại chất thải khác.

Hỗ trợ mô tả đặc điểm kỹ thuật của dòng chất thải. Hỗ trợ tính toán chi phí xử lý và đổ chất thải. Đề xuất và thực hiện các phương án SXSH

Đánh giá các tác động môi trường của các đề xuất.

Đánh giá ảnh hưởng của SXSH lên sức khỏe và an toàn của công nhân.

Đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường. Pháp lý

Đánh giá ảnh hưỡng của SXSH đối với các yêu cầu đòi hỏi theo quy định.

Đánh giá ảnh hưởng của SXSH đối với trách nhiệm của công ty Nghiên cứu và

phát triển Cân nhắc các mục tiêu của SXSH trong suốt quá trình phát triển sản phẩm, quy trình mới.

(Nguồn: Hướng dẫn thực tiễn về ngăn chặn ô nhiễm ở vùng Đông Bắc (Northest Waste Management Officials’ Association, Boston, MA USA 01/1993 và Giảm thiểu chất thải doanh nghiệp, Michigan Derpartment of Commerce & Natural Resources, Lansing, Microorganisms, USA, 11.1994)

PHỤ LỤC C: Các câu hỏi được sử dụng khi lập bảng cân đối các nguồn vật chất:

• Quy mô kho chứa vật liệu như vậy đã phù hợp với việc bảo đảm giảm thiểu thất thoát nguyên liệu hay chưa?

• Khoảng cách vận chuyển giữa kho và nơi sử dụng vật liệu hoặc giữa các đơn vị tác nghiệp đã tối ưu hay chưa? Có cần rút ngắn hơn để giảm thiểu phát thải hay không?

• Những thùng chứa giống nhau có thể chứa được các loại vật liệu khác nhau hay không, hay phụ thuộc và đợt sản phẩm?

• Các bao bì đựng nguyên vật liệu đã được làm sạch hay chưa, hay vẫn còn đọng một ít chất thải?

• Các khả năng nào để giảm bớt phần chất thải còn dính lại ở các thùng đựng hay không?

• Kho chứa nguyên liệu có an toàn không? Liệu ngôi nhà này có được đóng cẩn thận vào ban đêm không? Có cần làm hàng rào chắn để hạn

Một phần của tài liệu đề xuất một dây chuyền công nghệ tổng quát để xử lý nước thải dệt nhuộm. (Trang 128 - 155)