Sự cần thiết phải sản xuất sạch hơn:

Một phần của tài liệu đề xuất một dây chuyền công nghệ tổng quát để xử lý nước thải dệt nhuộm. (Trang 43 - 51)

2.3.1 Tình hình, triển vọng ngành dệt nhuộm ở Việt Nam:

Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta. Khi nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì ngành này cũng chiếm được một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và là nguồn giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng có nhiều thay đổi, bên cạnh những nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, ngày càng có nhiều xí nghiệp mới ra đời, trong đó có các xí nghiệp ngoài quốc doanh, liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, toàn ngành có khoảng 150 nhà máy, xí nghiệp dệt nhuộm với các quy mô khác nhau. Có thể kể ra một số xí nghiệp có quy mô lớn như sau:

Bảng 2.10: Kế hoạch sản lượng của các công ty dệt nhuộm lớn ở Việt Nam

Tên công ty Khu vực Nhu cầu (tấn sợi/năm) Hóa chất

Co PE Peco Visco

1 Dệt 8/3 Hà Nội 4.000 1.500 80

2 Dệt Hà Nội Hà Nội 4.000 5.200 1.300

3 Dệt Nam Định Nam Định 7.000 3.500 50

4 Dệt Huế Huế 1.500 2.500 200

5 Dệt Nha Trang Khánh Hòa 4.500 4.500 400

6 Dệt Đông Nam TpHCM 1.500 3.000

7 Dệt Phong Phú TpHCM 3.600 1.400 600 465

8 Dệt Thắng Lợi TpHCM 2.200 5.000

9 Dệt Thành Công TpHCM 1.500 2.000 2.690

10 Dệt Việt Thắng TpHCM 2.400 1.200 394

(Nguồn: Tổng công ty Dệt May Việt Nam – kế hoạch 1997 – 2010)

Với khối lượng lớn hóa chất sử dụng, nước thải ngành dệt nhuộm có mức ô nhiễm cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển mạnh đã xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp với công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường.

2.3.2 Thực trạng ngành dệt may ở Việt Nam

Các doanh nghiệp nhuộm vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ chưa tiên tiến, hiện đại, gây ô nhiễm nặng tới môi trường nước thải. Có thể nêu ra vài ví dụ nổi bật sau đây. Trong hồ sợi ngày càng sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD trong nước thải và PVA khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4.000 - 8.000 mg/l COD. Kỹ thuật "giảm trọng" polyeste bằng kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5 - 6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l! Nước thải của các công ty, nhà máy hiện nay khoảng 300 - 400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B khoảng 3 - 4 lần), dự đoán sẽ tăng lên mức 700 - 800 mg/l và có thể còn tăng hơn nữa trong tương lai.

Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường trước hết là ô nhiễm nước thải không được kiểm soát thì các doanh nghiệp máy dệt - nhuộm phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý mới đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường TCVN quy định, và để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn "Eco friendly" về môi trường.

2.3.3 Những thách thức đối với ngành dệt nhuộm:

Hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may chắc chắn sẽ được gỡ bỏ vào đầu năm 2005, mở ra cơ hội lớn cho nhiều nước là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhất là các nước có nhiều lợi thế về xuất khẩu như Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản v.v... đồng thời gây khó khăn rất lớn cho một số nước chưa là thành viên của WTO như Việt Nam buộc phải cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, giá cả, mẫu mã, thời gian giao hàng v.v...

Ở một khía cạnh nào đó trong cuộc đua tranh này thì Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất, là người thắng thế so với các nước khác. Nhưng Trung Quốc - nước xuất khẩu hàng dệt - may lớn nhất thế giới chiếm tới 19,7% tổng thị phần thương mại dệt - may thế giới cũng phải gặp khó khăn thách thức đáng kể sau khi là thành viên WTO (từ sau 11-12-2001). Một rào cản mới đã dựng lên đối với các sản phẩm may mặc của Trung Quốc và các nước khác. Đó là rào cản thương mại "xanh" (green trade barrier). Sức ép đáng kể từ châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản lên các nhà sản xuất buộc phải đáp ứng những yêu cầu như hàng dệt - may phải ít giải phóng fomanđêhit, cấm chứa đựng một số thuốc nhuộm azo gây ung thư, đạt tiêu chuẩn của các nhãn sinh thái (ecolabels) v.v... Họ phải sản xuất ra các sản phẩm "xanh", tức là các sản phẩm chấp nhận được về mặt môi trường và sinh thái cho khách hàng ở các thị trường nhập khẩu nói trên. Mấy năm gần đây ngày càng nhiều sản phẩm dệt - may của Trung Quốc đã bị khách hàng từ chối hoặc phải bồi thường do không phù hợp

với những yêu cầu, những tiêu chuẩn "xanh". Có thể nói hàng may mặc "xanh" là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, "an toàn" về sức khỏe đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất.

Tình trạng trên đã xảy ra đối với hàng dệt - may của Trung Quốc và tất yếu sẽ xảy ra đối với hàng dệt - may của Việt Nam và các nước châu Á khác. Như vậy là trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi hạn ngạch dệt - may được gỡ bỏ, và EU bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn "Eco friendly" thì rào cản thương mại "xanh" là một thách thức, trở ngại lớn với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt - may vào các thị trường nói trên. Cơ hội và thách thức là giống nhau đối với các nước. Một minh chứng khá lý thú là trong Thế vận hội lần thứ 28 vừa qua tại Athen - Hi Lạp (8/2004) các sản phẩm dệt được dán nhãn sinh thái (eco-labelling products) và các sản phẩm thân thiện với môi trường đã thắng thầu cung cấp. Đó là một công ty của Hi Lạp với các "sản phẩm xanh" cho Olympic 2004 bao gồm 150.000 bộ đồng phục cho các tình nguyện viên, trọng tài và ban tổ chức, 140.000 khăn bông v.v...

2.3.4 Những lợi ích của sản xuất sạch hơn:

Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nhiên liệu, nguyên liệu nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ xuống 10 – 15%.

• Sạch hơn tốt cho các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế củng như tính cạnh tranh cao hơn.

• Các lợi ích của sản xuất sạch hơn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt sau:

o Cải thiện hiệu quả sản xuất.

o Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn. o Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.

o Giảm ô nhiễm.

o Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải. o Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn.

Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng:

Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng khối lượng lớn.

• Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn:

Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo, dự án mở rộng hoặc hiện đại hóa mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

• Các cơ hội thị trường mới được cải thiện:

Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩn có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.

Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO 14000, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái. Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 dễ dàng hơn.

• Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn:

Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.

• Môi trường làm việc tốt hơn:

Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn có thể làm tăng ý thực của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh.

• Tuân thủ luật môi trường tốt hơn:

Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này thường yêu cần việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn.

2.3.5 Những gì không phải là sản xuất sạch hơn:

Sản xuất sạch chắc chắn không ứng dụng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống có tính truyền thống, để xử lý chất thải theo quy trình về giới hạn cho phép. Sản xuất sạch cũng không quan tâm đến các kỹ thuật xử lý chất thải. Tuy nhiên, vận hành có hiệu quả một trạm xử lý bên ngoài quy trình công nghệ, rất phù hợp trong phạm vi khái niệm sản xuất sạch.

Hiện có rất nhiều các biện pháp chống ô nhiễm hoặc kiểm soát chất thải được thực hiện chỉ sau khi ô nhiễm hoặc chất thải đã phát sinh. Những biện pháp sau đây không thể được coi là sản xuất sạch:

2.3.5.1Tái chế ngoài phạm vi xí nghiệp:

Là biện pháp rất được ưa chuộng trong số những biện pháp giải quyết chất thải, vì nó giúp tiết kiệm nguyên liệu và giảm lượng nguyên liệu bị đổ bỏ sau đó. Tuy nhiên, việc vận chuyển chất thải và bản thân quá trình tái chế có thể đe dọa ảnh hưởng sức khỏe của người lao động hoặc gây ô nhiễm cho môi trường. Nhìn chung, phương pháp này không đem lại hiệu quả sử dụng các nguồn cao cho bản thân xí nghiệp thực hiện nó.

2.3.5.2Di chuyển chất độc hại sang một môi trường khác:

Việc di chuyển các chất độc hại sang một môi trường trung gian khác cũng không thuộc phạm trù các biện pháp sản xuất sạch hơn. Các hoạt động quản lý chất thải chủ yếu từ trước đến nay mới chỉ đơn giản là thu gom chất ô nhiễm và chuyển chúng từ một môi trường trung gian này đến một địa điểm khác mà thôi. Ví dụ: các dung môi có thể lấy được ra khỏi nước thải bằng các sử dụng các chất hút bám cacbon được làm giảm. Tuy nhiên, để có thể phân hủy được lượng cacbon đó đòi hỏi phải sử dụng một loại dung môi khác hoặc phải đốt, tức là chuyển chất thải vào môi trường không khí. Trong các trường hợp này, việc vận chuyển chất thải độc hại từ môi trường này sang môi trường khác là các xử lý duy nhất. Trên thực tế, mục tiêu

2.3.5.3Xử lý chất thải:

Trước khi đổ bỏ giúp là giảm độ độc hại hoặc là giảm nhu cầu về địa điểm để đổ bỏ chất thải, nhưng không phải là loại trừ chất ô nhiễm. Xử lý chất thải bao gồm các quy trình như: giảm khối lượng, pha loãng, giảm độ độc hại, hóa chất gây ô nhiễm (nén thành khối, bọc vỏ) cô đặc các chất độc hại hoặc nguy hiểm để giảm bớt khối lượng.

Các công đoạn làm giảm khối lượng (như rút bớt nước trong các chất thải) là những phương pháp xử lý chất thải hữu dụng, nhưng chúng không giúp làm giảm bớt chất gây ô nhiễm. Ví dụ: phương pháp nén lọc và làm khô loại bùn đặc bị ô nhiễm bởi các chất kim loại nặng trước khi đem đổ bỏ có thể làm giảm bớt hàm lượng nước trong bùn và vì thế làm giảm khối lượng loại chất thải này, nhưng phương pháp này không làm giảm được hàm lượng kim loại nặng chứa trong lớp bùn đó.

2.3.5.4Làm loãng thành phần chất thải để giảm bớt độ độc hại và nguy hiểm:

Phương pháp làm loãng được áp dụng đối với các dòng thải sau khi ô nhiễm đã phát sinh và vì vậy không giúp làm giảm số lượng tuyệt đối của các chất độc hại thải vào môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.6 Những rào cản khi thực hiện sản xuất sạch hơn:

Có thể phân chia các cản trở đối với việc áp dụng sản xuất sạch tại các cơ sở thành hai phạm trù như sau:

2.3.6.1Các rào cản trong nội bộ doanh nghiệp:

Thiếu thông tin và kiến thức chuyên môn. Trong rất nhiều trường hợp, các công ty không có đủ cán bộ chuyên môn và kỹ năng để áp dụng các phương pháp sản xuất sạch, hoặc không có đủ thông tin về loại công nghệ cụ thể. Thông thường, họ vẫn quen rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động tốn nhiều tiền bạc.

Nhận thức về môi trường thấp;

Các ưu tiên về cạnh tranh trong kinh doanh, cụ thể là sức ép về các mối lợi ngắn hạn;

Những khó khăn về tài chính;

Thiếu những mối giao lưu giữa các doanh nghiệp. Sự trì trệ của giới quản lý

2.3.6.2Các cản trở từ bên ngoài:

Sự yếu kém của hệ thống quy phạm pháp luật: nếu các bộ quản lý nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của họ trong việc xác định những hành động phù hợp, thì các công ty đã không cần phải gánh trách nhiệm và việc lập kế hoạch quản lý thích hợp cho môi trường khi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ giữ vao trò như những người được quy định các tiêu chuẩn mà thôi.

Khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ sản xuất sạch hơn. Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính từ bên ngoài.

Hiện đang tồn tại rất nhiều động cơ tiềm tàng cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn.

Các động cơ này cũng có thể phân chia thành 2 phạm trù như sau: o Các động cơ bên trong (một công ty)

Hệ thống quản lý môi trường và việc liên tục cải thiện môi trường.

Giới lãnh đạo về môi trường của công ty: tại những công ty có ban lãnh đạo thực sự cam kết với ý tưởng áp dụng các phương pháp SXSH, thì chắc chắn sẽ gây được “hiệu ứng lan tỏa”, tức là các thành viên khác trong công ty cũng có cam kết mạnh hơn đối với các vấn đề môi trường.

Các báo cáo môi trường của công ty: làm báo cáo cũng có thể là một phương pháp hữu dụng để các công ty có thể phổ biến các thông tin về hoạt động môi trường

Một phần của tài liệu đề xuất một dây chuyền công nghệ tổng quát để xử lý nước thải dệt nhuộm. (Trang 43 - 51)