Phân loại CTR

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp (Trang 66 - 70)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.3.2. Phân loại CTR

Phân loại CTR tập trung

phân hủy nên có thể thu hồi giá trị của chúng bằng phương pháp sản xuất phân hữu cơ.

Một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động sản xuất phân compost có hiệu quả là làm tốt công tác phân loại rác. Nếu phân loại rác không tốt, trong rác còn có chứa nhiều tạp chất khó phân hủy, chất lượng của phân hữu cơ sẽ giảm.

Phân loại rác tại nguồn là giải pháp có hiệu quả cao trong việc phân loại triệt để CTR ngay tại nguồn phát sinh. Nhưng trên thực tế, khi thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, kinh phí đầu tư ban đầu sẽ tăng lên đáng kể do: số thùng rác đặt trên đường sẽ tăng gấp đôi vì cần hai thùng rác đựng hai loại rác riêng biệt; phải đầu tư thêm các xe chở các loại rác khác nhau. Ngoài ra, một số khó khăn cũng xuất hiện như kinh phí đầu tư của Nhà nước không đủ, việc phân loại rác tại nguồn còn gặp phải khó khăn liên quan đến sự nhận biết của người dân về thành phần chất thải; việc phân nhiều loại rác trước khi đem đi đổ vào các thùng rác khác nhau trên đường là rất khó thuyết phục sự hưởng ứng của người dân mặc dù họ có ý thức được lợi ích của sự phân loại rác. Do đó, khả năng phân loại rác ngay từ nguồn rất khó thực hiện trong 5 - 10 năm tới.

Trong giai đoạn trước mắt, chúng ta cần phân loại rác theo phương thức tập trung bán cơ giới ở một số cơ sở do Nhà nước hay tư nhân đầu tư. Phương thức này có thể được hiểu là “chuyển phân loại rác tự phát thành phân loại rác có tổ chức“, nghĩa là chuyển hoạt động tự do của những người nhặt rác thành hoạt động có qui mô công nghiệp mà trong đó họ là những công nhân đóng vai trò chủ lực.

Việc phân loại rác tự phát xưa nay được thực hiện ngay từ nguồn phát sinh, tại các nơi lưu trữ rác hoặc ngay tại bãi chôn lấp. Theo ước tính, những người nhặt rác đã có thể giúp tái chế khoảng 12% lượng rác thải.

Phương án phân loại rác tập trung được tiến hành như sau:

- Rác thải sinh hoạt được xe thu gom rác chở đến các cơ sở phân loại rác. Trước tiên rác được sàng để loại bỏ những thành phần rác có kích thước lớn

như cây cối, xác chết gia súc, vật dụng gia đình hỏng... Sau đó rác được đưa qua công đoạn khử mùi (hiện nay dùng phổ biến là chế phẩm EM) và được trải trên băng tải qua công đoạn phân loại bằng tay. Ở đây, công nhân làm công việc phân loại rác được bố trí hai bên băng tải và mỗi người được “chuyên môn hóa” để nhặt một thành phần rác nhất định (đất đá, giấy, carton, chai lọ, nhựa, plastics, lon kim loại...). ở cuối đầu ra của băng tải là chất hữu cơ dễ phân hủy.

- Các chất thải plastics được làm sạch, sấy khô sau đó được sử dụng làm nguyên liệu tái sinh. Những sản phẩm tái chế từ chất thải plastics có thể là bao ni lông dùng để đựng rác, ống nước, tấm lợp, cọc phục vụ trồng hồ tiêu...

- Các chất hữu cơ dễ phân hủy được sử dụng để chế tạo phân hữu cơ compost phục vụ trồng trọt và nông nghiệp.

- Các chất kim loại và vô cơ sau đó được phân loại riêng và đưa đến các cơ sở tái chế.

- Các chất vô cơ và hữu cơ khó phân hủy không còn giá trị tái chế, tái sử dụng sẽ được đưa di chôn lấp trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Việc tổ chức phân loại rác nên được thực hiện tập trung ở nhà máy xử lý CTR. Công nhân làm công tác phân loại rác được ưu tiên tuyển chọn từ những người làm nghề nhặt rác. Việc tổ chức phân loại rác như trên có nhiều lợi điểm:

- Đội ngũ công nhân đã có nhiều kinh nghiệm trong phân loại rác. Mặc dù chưa làm việc trong một dây chuyền phân loại rác có tổ chức nhưng kinh nghiệm của họ về việc tuyển lựa các chất tái sinh, tái chế trong quá trình nhặt rác rất có ích trong hoạt động có hiệu quả của dây chuyền.

- Tạo công ăn việc làm cho những người làm nghề nhặt rác. Hầu hết những người nhặc rác không biết làm nghề nào khác. Do đó, nếu chúng ta tổ chức tốt hoạt động phân loại rác trong điều kiện làm việc an toàn thì có thể tận dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực này.

- Giải quyết được vấn đề phân loại rác, tận dụng được nguyên vật liệu để tái chế tái sinh, làm tăng chất lượng của phân hữu cơ để có đầu ra ổn định.

động của bãi rác.

Phân loại CTR tại nguồn

Trong tương lai 10 – 15 năm tới, khi các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, quỹ đất dành cho BCL chất thải ngày càng hạn hẹp, nhân công phân loại rác tập trung trở nên khan hiếm thì việc phân loại CTR tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả tái sinh tái chế chất thải, giảm diện tích đất chôn lấp CTR đồng thời tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là xu thế tất yếu trong hệ thống quản lý CTR ở tương lai. Mô hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt cho thị xã Đồng Xoài khi thực hiện phân loại rác tại nguồn được đề xuất như trong sơ đồ sau:

Hình 5.4. Sơ đồ tổng quát vận hành hệ thống quản lý CTR

sinh hoạt khi phân loại tại nguồn

CTR sinh hoạt từ nguồn phát sinh (hộ gia đình, chợ, cơ quan, trường học, bệnh viện…) được tách riêng ra thành hai loại (1) rác hữu cơ có khả năng phân hủy; (2) các thành phần còn lại và được đựng riêng trong hai thùng có ký hiệu màu khác nhau. Hai loại rác thải này cũng được thu gom và vận chuyển

Nguồn rác thải sinh hoạt

Phân loại và tồn trữ tại nguồn

Rác hữu cơ có khả năng phân huỷ

Các thành phần còn lại Nhà máy xử lý chất thải rắn Trạm phân loại rác phế liệu tập trung Các thành phần

còn lại Các phế liệu có khả năng tái chế

Cơ sở tái chế phế liệu Phân loại sơ cấp

Thu gom và vận chuyển

Phân loại thứ cấp

Vận chuyển tiếp

Vận chuyển tiếp Thu gom và

bằng hai loại xe chuyên dụng có ký hiệu khác nhau.

Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ tại nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng cho việc tái sinh, tái chế. Chất thải hữu cơ dễ phân hủy được chuyển đến khu xử lý chất CTR và được sử dụng để chế biến phân compost. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w