Thu gom và lưu trữ tại nguồn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp (Trang 60 - 62)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.2.1. Thu gom và lưu trữ tại nguồn

CTR đô thị

- Hộ gia đình: các hộ gia đình tự trang bị các thùng đựng CTR 20 lít và túi đựng rác.

- Công sở, trường học: sử dụng các thùng chứa dung tích 20 lít tại các phòng, ban. Ngoài ra, các thùng dung tích lớn (200l – 400l) được sử dụng để tập trung rác, thuận tiện cho công tác thu gom.

- Rác chợ: Tại các kios buôn bán tạp hóa trong nhà, trang bị dọc hành lang các thùng chứa rác (60l – 220l). Xây dựng các bô rác đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh tại chợ.

- Rác khu công cộng, đường phố: trang bị các thùng chứa rác (60l – 240l) trên các trục đường phố (khoảng cách giữa 2 thùng là 300 – 400 m/1 thùng) và tại các khu vực công cộng: công viên, khu vui chơi giải trí.

CTR Y tế

Thực hiện thu gom và lưu trữ tại nguồn theo qui định của Bộ Y tế.

Chất thải y tế sẽ được phân loại tại nguồn và được đựng trong các túi hoặc thùng theo đúng qui định. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải sinh hoạt. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải nguy hại.

Hộ lý

Rác sinh hoạt Rác y tế

Thùng rác sinh hoạt

Thu gom cùng với CTR đô thị

Nơi tập trung theo quy định

Vận chuyển an toàn vào lò đốt Qui trình thu gom chất thải y tế như sau:

Hình 5.3. Qui trình thu gom CTR tại các cơ sở y tế

a) Qui định màu sắc các túi và thùng đựng chất thải

- Màu vàng: đựng chất thải lâm sàng, bên ngoài có biểu tượng về nguy hại sinh học.

- Màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt.

- Màu đen: đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.

Các túi và thùng nhựa có các màu trên chỉ được sử dụng để đựng chất thải và không dùng cho các mục đích khác.

b) Thu gom chất thải tại nơi phát sinh

- Hộ lý hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải tại lò đốt rác y tế.

- Chất thải lâm sàng khi đưa ra khỏi phòng, khoa sẽ được để trong túi nilon và các thùng màu vàng, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ phải được đựng trong các túi màu đen và phải có nhãn ghi nơi phát sinh chất thải và chủng loại.

- Chất thải phát sinh tại các khoa sẽ được vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải chung của bệnh viện sau hàng ca làm việc.

- Buộc các túi nilon chứa chất thải khi các túi đã đạt tới thể tích qui định (2/3 túi).

c) Lưu trữ chất thải trong bệnh viện

- Nơi lưu trữ chất thải trong bệnh viện tại khu vực lò đốt hội đủ các điều kiện sau:

+ Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn;

+ Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa; + Phải cách ly với các khu vực khác;

+ Có hệ thống thoát nước, nền không thấm và thông khí tốt; - Chất thải sẽ được chuyển đi thiêu hủy hàng ngày.

d. Vận chuyển chất thải y tế

- Bệnh viện sẽ qui định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.

- Bệnh viện sẽ đầu tư xe đẩy và chất thải sẽ được chứa trong thùng kín.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w