ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.2.2. Công tác thu gom tập trung
• Hệ thống thu gom
Sử dụng hệ thống thu gom container cố định. Xe thu gom sẽ đi từ trạm đến vị trí thu gom, lấy thùng rác đổ lên xe, trả thùng rác rỗng về vị trí cũ rồi đến vị trí thu gom tiếp theo, cứ như thế cho đến khi thùng chứa đã đầy. Khi đó, xe thu gom sẽ vận chuyển rác về nơi tiếp nhận, rồi tiếp tục di chuyển đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom tiếp theo. Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc, xe thu gom sẽ di chuyển từ khu xử lý rác về trạm xe.
- Thu gom bằng xe cơ giới: sử dụng xe tải nhỏ hoặc xe ép rác chuyên dụng (phù hợp với điều kiện giao thông của khu vực) và được vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý.
trung về điểm hẹn, khi đó các xe ép rác sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển rác về khu xử lý.
• Hoạt động thu gom
Tiến hành thu gom theo từng cụm dân cư, gồm 2 quá trình: thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp.
Thu gom sơ cấp
Hoạt động thu gom sơ cấp bao gồm thu gom CTR phát sinh từ các hộ dân, các trung tâm thương mại, cơ quan, trường học, chợ và đường phố.
Thu
gom C T R từ các h ộ d â n:
Khu vực thu gom được chia thành nhiều cụm rải đều ở các khu dân cư, mỗi cụm gồm khoảng từ 150 - 200 hộ gia đình, bố trí 1 đội thu gom (mỗi đội thu gom có 1 xe đẩy tay và 2 công nhân).
Những người thu gom CTR điều khiển phương tiện thu gom qua các dãy phố để thu gom rác. Người dân để CTR của họ trước nhà và công nhân thu gom sẽ đổ rác vào phương tiện thu gom. Phương tiện thu gom sau khi đầy rác sẽ được chở đến các điểm hẹn và đổ rác vào các thùng chứa tạm tại điểm hẹn hoặc đổ trực tiếp lên xe ép rác. Sau đó, công nhân thu gom có thể tiếp tục hoặc ngừng công việc nếu đã hoàn thành nhiệm vụ.
Phương tiện dùng để thu gom hiện nay chủ yếu là xe đẩy tay. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thu gom, nên sử dụng các xe có nắp đậy kín phục vụ thu gom CTR.
Riêng đối với dân cư sống ở các trục đường chính, rác sẽ được thu gom bằng các xe ép rác chuyên dụng.
Thu
gom C T R ở c h ợ , c ơ s ở t h ư ơ ng m ại, s ản x uất:
CTR sinh hoạt từ cơ quan, trường học, xí nghiệp được lưu trữ tại cơ sở bằng các thùng chứa thích hợp và được thu gom bằng các xe ép để vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý rác.
Riêng khu vực chợ, công nhân vệ sinh sẽ tiến hành quét rác ở khu vực buôn bán và trên các trục đường gần chợ. Tùy vào qui mô của chợ mà bố trí lượng
nhân công cho phù hợp. Thông thường, đối với chợ loại nhỏ (diện tích chợ 500 – 600 m2) chỉ cần 1 đội thu gom (2 – 3 công nhân và 1 xe đẩy tay); đối với chợ có diện tích lớn hơn thì bố trí 2 – 3 đội thu gom. Do lượng rác phát sinh tại các khu vực chợ là liên tục, do đó công tác thu gom CTR phải được tiến hành hàng ngày và sau giờ tan chợ để thu gom triệt để lượng rác trong ngày.
Thu gom CT R đ ườ ng phố :
Công nhân chịu trách nhiệm thu gom rác đường phố sẽ được trang bị dụng cụ lao động (chổi quét, dụng cụ hốt rác và xe đẩy tay) để quét và thu gom CTR từ các đường phố. CTR trong các thùng chứa bố trí dọc theo hai bên lề đường hoặc các khu công cộng cũng sẽ được thu gom cùng với rác đường phố. Khi xe đẩy tay đầy tải sẽ được đưa đến các điểm hẹn và đổ rác vào các thùng chứa tạm tại điểm hẹn hoặc đổ trực tiếp lên xe ép rác. Công nhân có thể tiếp tục công việc của mình ở một nơi khác hay ngừng làm việc khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Nên tiến hành vào buổi tối tất cả các ngày trong tuần (thường sau 21 giờ để tránh ảnh hưởng đến giao thông và cảnh quan môi trường).
Thu gom thứ cấp
Thu gom thứ cấp là hình thức thu gom tiếp theo sau khi thu gom sơ cấp. CTR được thu gom sơ cấp sẽ chuyển đến các điểm hẹn để được các xe ép rác có tải trọng lớn hơn thu gom, vận chuyển đến khu xử lý rác.
Các điểm hẹn này nên được bố trí ngay tại bãi đất trống nhằm hạn chế việc cản trở giao thông trong quá trình bốc dở và vận chuyển rác. Tuy nhiên, cần phối hợp thời gian giữa xe ép rác và xe tay; đồng thời bố trí thùng chứa tạm tại điểm hẹn phù hợp để tránh tình trạng chờ đợi xe ép rác của các xe đẩy tay.