Tính giá thành theo phương pháp hệ số

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 31)

Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời những sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà phải được hạch toán cho cả quá trình sản xuất.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng phát sinh chi phí cuả

Chi phí sản xuất giai đoạn 1 CPSX giai đoạn 2 CPSX giai đoạn n CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành thành phẩm

sản phẩm, đối tượng tính giá thành của phương pháp này là sản phẩm hoàn thành trong phân xưởng đó. Trình tự hạch toán được thực hiện như sau:

Tổng giá thành sản Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản xuất của các loại = phẩm dở dang + phát sinh - phẩm dở dang sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Giá thành Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm đơn vị sản =

phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc quy đổi

Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm i sản phẩm gốc sản phẩm i

1.5.2.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ

Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ, kết quả sản xuất thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị.

Trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm liên quan đến cả sản phẩm chính lẫn sản phẩm phụ. Do vậy, để tính được giá thành sản phẩm chính (sản phẩm chính là đối tượng tính giá thành), kế toán phải căn cứ vào tổng số chi phí đã tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Phần CPSX tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch.

Sau khi tính được CPSX cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau: Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Chi phí sản xuất sản phẩm phụ

Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, CPSX sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào khoản mục CPNVLTT.

Ngoài ra còn một số phương pháp khác để tính giá thành sản phẩm như: phương pháp tình giá thành theo tỷ lệ tính giá thành, phương pháp tính giá thành

theo đơn đặt hàng, phương pháp pháp tính giá thành liên hợp… Tùy từng đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp mà vận dụng cho thích hợp.

1.6. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN.

Sổ sách kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản, chúng là phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để hệ thống hóa số liệu kế toán trên cơ sở chứng từ gốc và tư liệu kế toán khác.

Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp sử dụng những mẫu số kế toán thuộc hình thức đó để cung cấp những thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Hiện nay trong các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái, Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán Nhật ký chung, hình thức Nhật ký chứng từ. Cụ thể:

Hình thức kế toán ... Nhật ký sổ cái ....:

Các sổ kế toán tổng hợp sử dụng trong hình thức Nhật ký sổ cái gồm có Nhật ký – Sổ cái.Các sổ, thẻ kế toán chi tiết được mở tuỳ thuộc theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, trong hình thức này để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp có thể mở các sổ bảng kế toán sau:

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( VL, CCDC, KHTSCĐ ....) Số chi tiết các TK621, 622, 627, 154 (631)

Nhật ký – sổ cái TK 621, 622, 627... Bảng tính giá thành sản phẩm.

Hình thức kế toán ....Chứng từ ghi sổ....:

Sổ kế toán tổng hợp dùng trong hình thức này gồm có: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các TK.

Việc tập hợp chi phí sản phẩm được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí và sổ cái các TK 154(631), TK621, TK622, TK627. Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng là các chứng từ gốc các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ có liên quan. Việc tập hợp chi phí kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ cái được căn cứ vào các chứng từ ghi sổ.

Kế toán tính giá thành theo dõi trên bảng tính giá thành.

Hình thức kế toán .... Nhật ký chung....:

Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức này gồm: Sổ nhật ký chuyên dùng, Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK và các sổ thẻ kế toán chi tiết.

Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức này thường sử dụng những sổ kế toán sau:

- Chứng từ gốc và các bảng phân bổ - Sổ nhật ký chung

- Sổ chi tiết và các sổ cái TK154( hoặc 631), 621,622,627 - Bảng tính giá thành sản phẩm

Hình thức kế toán .... Nhật ký chứng từ....:

Đây là hình thức kế toán đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế hiện nay. Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” bao gồm: Nhật ký chứng từ, bảng phân bổ, sổ cái hoặc sổ thể kế toán chi tiết.

Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết sử dụng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của hình thức kế toán NKCT gồm:

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê số 4, 5, 6

Nhật ký chứng từ số 7

Sổ cái các TK621, 622, 627, 154 ( hoặc 631) Thẻ tính giá thành.

1.7. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁNTRÊN MÁY TRÊN MÁY

1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩmtrong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán. trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán.

Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ CPSX theo đúng từng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích. - Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,... Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và kế toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

1.7.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán

- Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.

- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.

- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết.

Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 08): Bước chuẩn bị

- Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,... - Phần mềm kế toán sử dụng.

Dữ liệu đầu vào

- CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí.

- Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi

phí, khấu hao.

- Các tài liệu khấu hao khác.

Máy tính xử lý

Thông tin và đưa ra sản phẩm

Thông tin đầu ra

Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá thành sản

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Ở XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM

2.1. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM – CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty CP Bê tông Xây dựng Hà Nội và Xí nghiệp Bê tông thương phẩm

Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội ( viết tắt là VIBEX ) tiền thân là Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập từ ngày 06 tháng 5 năm 1961 theo quyết số 472/BKT của bộ kiến trúc, sau đổi tên là xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội. Từ ngày 26 tháng 4 năm 1996, Xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội sáp nhập vào Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và được đổi tên là Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Thực hiện theo quyết định số 2283/QĐ-BXD ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội từ một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội.

Tên gọi chính thức :Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội Tên giao dịch tiếng Anh: Hanoi Concrete Construction Joint-Stock Company

Tên viết tắt :VIBEX JSC.,

Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội là đơn vị đầu tiên về cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn miền Bắc Việt Nam, qua 45 năm hoạt động, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội cùng với các thành viên trực thuộc đã không ngừng duy trì và phát triển, cung cấp hàng trăm ngàn m3 các sản phẩm bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp Việt Nam, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước. Trung thành với ý tưởng xây dựng một đất nước việt Nam ngày càng tươi đẹp và phồn thịnh, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đã không ngừng vươn lên nâng cao trình độ của mình, đồng thời áp dụng những công nghệ tiến tiến và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ đó quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và mở rộng. Doanh thu của công ty trong những năm gần đây: Năm 2003 là 233.964 tỷ đồng, đến 2006 là 407.073 tỷ đồng và đến năm 2008 do ảnh hưởng của sự khó khăn chung của nền kinh tế doanh thu của công ty còn 387.324 tỷ đồng.

Công ty cổ phần bê tông Xây dựng Hà Nội bao gồm 15 đơn vị trực thuộc. Trong đó Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Xí nghiệp bê tông thương phẩm được thành lập theo quyết định số 287/TCT/TCLĐ của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Từ khi được thành lập cho tới năm 2002 Xí nghiệp là một phân xưởng sản xuất của công ty, hạch toán phụ thuộc vào công ty. Cho đến năm 2002 theo quyết định số 328/TCT/TCLĐ của công ty, Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chính thức tách ra hạch toán độc lập. Là một đơn vị có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp luôn tồn tại song song và gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của công ty.Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một trong những đơn vị lớn của Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội, hàng năm doanh thu của Xí nghiệp chiếm khoảng 20% - 25% doanh thu của công ty.

Do mới chia tách, lại đi nên từ một phân xưởng sản xuất nên xí nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn cả về tiền vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Với số vốn ban đầu ít ỏi, chỉ với 700 triệu đồng do công ty cấp, lại nằm trên diện tích nhỏ hẹp, chỉ gần 1000m2 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cơ sở vật chất thiếu thốn nên xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công nhân của XN đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phấn đấu duy trì hoạt động của XN ở mức độ cao và ngày càng phát triển.

Sản phẩm của Xí nghiệp là bê tông tươi với nhiều chủng loại khác nhau như: bê tông tươi Mác 100, Mác 200(12±2), Mác 250(12±2) Mác 350(10±2) Mác 350b25(12±2)..., không những đáp ứng yêu cầu sản xuât bê tông đúc sẵn, cột điện…của các xí nghiệp khác trong công ty mà còn cung cấp cho rất nhiều những công trình xây dựng khác.

Do vốn ban đầu ít ỏi, XN đã tìm cách tháo gỡ khó khăn bằng cách huy động vốn nhàn rỗi của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Bằng những nỗ lực, quyết tâm và tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể, Xí nghiệp Bê tông thương phẩm đã gặt hái được những thành quả ban đầu đáng khâm phục. Năm 2002 XN đạt mức sản lượng 30 tỷ đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 4 tỷ đồng, doanh thu đạt 50 tỷ đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 3 tỷ đồng. Đến năm 2008 doanh thu của xí nghiệp đã tăng lên đang kể là 65 tỷ đồng. Ban đầu Xí nghiệp chỉ có một trạm trộn URU đặt tại mặt bằng Xí nghiệp ở Hà Nội. Nhưng do thấy được nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong điều kiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Xí nghiệp đã mở rộng thêm trạm trộn ở Cam Ranh vào năm 2005 và ở Quảng Ngãi vào năm 2006 với công suất 60m3/h. Như vậy có thể thấy được sự thay đổi một cách nhanh chóng của xí nghiệp cả về quy mô và doanh thu.

Sau gần 7 năm thành lập, XN bê tông thương phẩm được đánh giá là một XN có nhiều triển vọng trong 15 đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Tin rằng, với những điều kiện thuận lợi và thời cơ mới, XN bê tông thương phẩm sẽ từng bước phát triển với quy mô rộng lớn hơn.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Xí nghiệp Bê tông

thươngphẩm

2.1.2.1. Đặc điểm về bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Là một đơn vị hạch toán độc lập trong Công ty cổ phần Bê tông xây dựng

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 31)