TÔNG THƯƠNG PHẨM
2.2.1. Đặc điểm và quản lý chi phí sản xuất của Xí nghiệp 2.2.1.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại Xí nghiệp
Nói đến bê tông tươi là phải nói đến loại sản phẩm mà xi măng, cát, đá là thành phần chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố cấu thành sản phẩm. Do vậy, chất lượng xi măng, cát, đá có vai trò quan trọng đối với chất lượng bê tông. Về vấn đề này có thể nói XN có một lợi thế rất lớn – XN có nguồn cung cấp rất dồi dào, hơn nữa những nguồn đó lại ở ngay trong nước. Vì vậy rất thuận lợi cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Những nguồn cung cấp chính của XN là: Công ty Xi măng chinfon Hải phòng, Công ty xi măng Bỉm Sơn, Xí nghiệp kinh doanh vật tư, dịch vụ... Đối với NVL chính như: xi măng, cát, đá, sắt, thép, XN có thể liên hệ để mua một cách nhanh chóng từ các đơn vị bạn. Chính vì vậy mà chi phí NVL chính rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động từ nguồn cung cấp, từ quan hệ cung cầu trên thị trường.
Mặt khác, do tính chất thương phẩm của các loại NVL này là có thể bị hỏng khi để lâu (xi măng đóng bánh...) rất dễ biến chất, kém chất lượng nếu không được bảo quản tốt và sử dụng kịp thời nên đòi hỏi Xí nghiệp phải có kế hoạch dự trữ, thu mua vật liệu kịp thời, phục vụ cho quá trình sản xuất được liên tục, thông suốt.
Do đặc điểm qui trình công nghệ của XN là sản xuất sản phẩm liên tục, khép kín NVL bỏ vào ngay từ đầu của qui trình công nghệ, bên cạnh đó XN đã xây dựng được một định mức chi phí chặt chẽ nên việc kiểm soát những chi phí này có thể thực hiện được không mấy khó khăn.
Nhìn chung, do đặc điểm qui trình sản xuất khá đơn giản kiểu liên tục, khép kín sản phẩm chỉ trải qua một giai đoạn sản xuất nên thời điểm phát sinh chi phí: NVL trực tiếp được xác định khá rõ ràng: Chi phí NVL chính như xi măng, cát,
đá,...phát sinh ngay từ đầu của qui trình công nghệ và được theo dõi chi tiết cho việc SX từng chủng loại bê tông tươi....; chi phí về vật liệu phụ phục vụ chủ yếu cho việc làm tăng thêm chất lượng sản phẩm như Sikar 4, Đaratemt 100, D17...là những chất siêu dẻo làm kết dính bê tông, tùy từng loại sản phẩm bê tông mà phụ gia được bỏ vào là khác nhau. Chi phí vật liệu phụ này cũng được bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp là sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn bê tông tươi với nhiều chủng loại khác nhau nên chi phí sản xuất của Xí nghiệp bê tông thương phẩm cũng rất đa dạng gồm nhiều loại khác nhau như: chi phí về vật liệu, chi phí tiền lương, tiền cơm ca của công nhân sản xuất, chi phí điện, nước, chi phí vé cầu đường của xe vận chuyển...
Do tính đa dạng của chi phí nên để tạo điều kiện cho việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác thì nhất thiết phải phân loại các chi phí sản xuất trên theo từng nhóm để có thể theo dõi và quản lý chặt chẽ được chi phí.
Tại Xí nghiệp bê tông thương phẩm chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mục chi phí. Cụ thể chi phí sản xuất tại Xí nghiệp bê tông thương phẩm được phân loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính: cát, đá, xi măng.
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ: các loại phụ gia phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm như Sikar 4, Đaratemt 100, D17...Đó là những chất siêu dẻo làm kết dính bê tông, làm tăng thêm chất lượng của sản phẩm bê tông.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm:
+ Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của quản đốc phân xưởng, nhân viên kỹ thuật, kế toán tại các trạm.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng như:
+ Chi phí điện nước phục vụ sản xuất
+ Chi phí nhiên liệu cho máy trộn hoạt động và cho xe vận chuyển: xăng, dầu.
+ Chi phí ăn trưa,ăn ca của công nhân sản xuất, chi phí cầu đường của xe vận chuyển bê tông đến cho khách hàng, chi phí thuê xe bơm bê tông của các đơn vị khác.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất… + Các chi phí bằng tiền khác.
Cách phân loại này là cơ sở cho việc tính toán giá thành sản phẩm theo khoản mục, từ đó xác định kết quả hoạt động SX kinh doanh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành trong XN.
2.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Trong công tác hạch toán chi phí SX thì việc xác định đối tượng tập hợp chi phí SX sao cho phù hợp với đặc điểm qui trình công nghệ, tình hình SX kinh doanh của DN là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu được. Xác định rõ điều đó cho nên ở XN Bê tông thương phẩm rất quan tâm tới việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí SX.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của xí nghiệp bê tông thương phẩm là sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, sản phẩm sản xuất bao gồm nhiều chủng loại, chất lượng khác nhau do đó không thể tập hợp chi phí riêng cho từng loại sản phẩm được. Mặt khác do đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp gồm có ba trạm trộn ở ba địa điểm khác nhau, lại cách xa nhau đồng thời ba trạm lại cùng sản xuất những chủng loại sản phẩm là giống nhau nên tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLTT ) và chi phí nhân công trực tiếp ( NCTT ) là theo từng trạm sản xuất, còn đối với chi phí sản xuất chung thì tập hợp chung cho toàn Xí nghiệp.
Đối tượng tính giá thành của Xí nghiệp là từng chủng loại sản phẩm bê tông tươi được sản xuất ra. Và phương pháp tính giá thành được áp dụng tại Xí nghiệp là phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức.
2.2.1.3. Nội dung phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Vì Xí nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm là bê tông tươi nên các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất nào sẽ được kế toán quy nạp trực tiếp vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có liên quan. Như vậy , kế toán Xí nghiệp đã xác định phương pháp tập hợp chi phí NVLTT và chi phí NCTT là phương pháp trực tiếp, còn đối với chi phí sản xuất chung thì sử dụng phương pháp tập hợp gián tiếp, tức là tập hợp chung cho cả Xí nghiệp sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm bê tông tươi theo chi phí định mức để tính giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm tình hình sản xuất của XN là chu kỳ SX ngắn, số lượng sản phẩm nhiều và được SX hàng loạt, trong tháng thường xuyên có sản phẩm nhập kho (giao cho khách hàng). Do vậy, Xí nghiệp tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên, các TK sử dụng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất là:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT).
TK 627: Chi phí sản xuất chung (CPSXC).
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (CPSXDD).
Dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. (TK 627 mở chi tiết cho từng yếu tố).
Từ chứng từ gốc hoặc từ bảng tổng hợp, bảng kê xuất vật liệu, kế toán nhập số liệu vào máy, sau đó tự máy sẽ ghi vào sổ NKC và vào các sổ liên quan. Trình tự được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 13: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại XN
Chứng từ gốc Bảng tổng hợp Bảng kê xuất vật liệu
Nhập vào máy
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm 2.2.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động dưới dạng vật hóa tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và giá trị của nó được chuyển hết một lần vào giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm trị giá của nguyên vật liệu chính XN sử dụng để tạo nên một sản phẩm bê tông là: Xi măng, cát, đá và vật liệu phụ là các phụ gia như: Sikar 4, Đaratemt 100, D17...Mặt khác CPNVLTT thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, đối với Xí nghiệp Bê tông thương phẩm thì CPNVLTT chiếm khoảng 70% - 80%. Do vậy việc hạch toán đầy đủ, chính xác, khoản mục này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm và làm cơ sở để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả cho quản trị chi phí tại Xí nghiệp.
Vì ở Xí nghiệp Bê tông thương phẩm có ba trạm sản xuất ở ba địa điểm xa nhau nên tại mỗi trạm có một kho nguyên vật liệu riêng. Do đó tài khoản 152 cũng được mở chi tiết cho từng trạm để tiện cho việc theo dõi nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tại Xí nghiệp Bê tông thương phẩm, đối tượng tập hợp chi phí NVLTT là từng trạm sản xuất và giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính theo
Máy tự động xử lý số liệu
Các sổ kế toán liên quan: - Sổ nhật ký chung - Sổ chi tiết
- Sổ cái ….
phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Chứng từ và sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
+ Giấy đề nghị xuất kho + Phiếu xuất kho
+ Bảng kê vật tư xuất dùng + Sổ cái tài khoản 621 + Sổ nhật ký chung
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là TK621. Do đặc điểm của sản phẩm bê tông tươi là thời gian đông cứng rất nhanh nên sau khi sản xuất xong sẽ vận chuyển đi luôn cho khách hàng. Vì vậy chỉ khi nhận được đơn đặt hàng và ký hợp đồng sản xuất thì phòng kinh doanh tổng hợp sẽ lập kế hoạch sản xuất và gửi cho ban giám đốc Xí nghiệp duyệt, sau đó chuyển cho bộ phận kỹ thuật. Do bê tông là một sản phẩm phục vụ xây dựng nên tiêu chuẩn kỹ thuật về thành phần nguyên vật liệu để sản xuất bê tông được phòng kỹ thuật tính toán rất chặt chẽ và chính xác.Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, bộ phận kỹ thuật tiến hành tính toán số lượng vật tư cần cấp cho mỗi lần sản xuất tại từng trạm dựa trên “định mức sử dụng vật tư’’ rồi giao cho phòng kế toán. Kế toán vật tư sẽ viết giấy đề nghị xuất vật tư để giao cho bộ phận phụ trách sản xuất ở các trạm sản xuất để đưa xuống kho lĩnh vật tư sử dụng cho sản xuất.
Biểu số 01: Giấy đề nghị xuất vật tư
CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI
XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Ngày 04 tháng 12 năm 2008 Số: 220
Người đề nghị: Nguyễn Văn Bình Trạm SX: URU – Hà Nội
STT Mã vậttư Tên vật tư ĐVT Số lượng Mục đích sửdụng
2 CV Cát vàng m3 400 Phục vụ sản xuất 3 Đ1-2 Đá 1×2 m3 650 Phục vụ sản xuất
Người duyệt Người đề nghị
Do đặc điểm sản xuất bê tông tươi là là sản xuất hàng loạt, liên tục và nguyên vật liệu trực tiếp sau khi xuất kho sẽ được tập kết ra kho bãi và được chuyển vào boongke chứa thì máy mới tự động cân đong để đưa nguyên vật liệu vào đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được đặt ra từ trước tùy thuộc vào từng loại bê tông. Vì vậy số lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm trong tháng có thể được tính toán một cách chính xác theo số lượng sản phẩm bê tông tươi hoàn thành nhập kho trong kỳ. Do đó khi lập giấy đề nghị xuất kho kế toán vật tư chưa định khoản ngay mà chỉ lập một bảng kê xuất vật tư dùng cho sản xuất để theo dõi và đối chiếu với số liệu của thủ kho, đến cuối tháng khi đã tổng hợp được số lượng sản phẩm bê tông tươi hoàn thành nhập kho, kế toán mới tính toán ra được số lượng nguyên vật liệu đã xuất dùng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã định trước đồng thới so sánh với bảng kê xuất vật tư xem số liệu có hợp lý không, khi đó kế toán mới lập phiếu xuất kho.
Tại kho, thủ kho tại mỗi trạm căn cứ vào số lượng ghi trên giấy đề nghị xuất vật tư để xuất kho và thủ kho cũng sẽ ghi vào bảng kê xuất vật tư để theo dõi tại kho. Trên bảng kê này không ghi giá của vật tư xuất dùng chỉ đến cuối tháng tính được đơn giá bình quân của vật liệu xuất dùng thì thủ kho và kế toán mới tính thành tiền và ghi vào cột thành tiền.
Biểu số 02: Bảng kê xuất vật tư
CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI
XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
BẢNG KÊ VẬT LIỆU XUẤT DÙNG Dùng cho trạm URU - Hà Nội Tháng 12 năm 2008
Người ghi sổ Quản đốc phân xưởng Kế toán vật tư Kế toán trưởng
Cuối tháng khi đã tổng hợp được số nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng kế toán vật tư mới lập phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho của từng trạm sản xuất để đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu xuất dùng do thủ kho theo dõi tại kho. Phiếu xuất kho này cũng được kế toán lập trên phầm mền kế toán rồi in ra. Và sau đó kế toán mới hạch toán số liệu này vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng.
Biểu số 03: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trongtháng
CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI
XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Nợ: 621 Số HT: 45 Có: 152 Họ tên người nhận hàng: Trần Thanh Tuấn – phụ trách sản xuất trạm URU Lý do xuất kho: Xuất kho vật tư cho tổ vận hành sxbt T12-2008 (Trạm URU) Xuất tại kho (ngăn, lô): Hà Nội
Địa điểm: Đông Ngạc- Tư Liêm
STT NT Tên vật tư Xi măng Đá 1×2 Cát vàng Phụ gia (tấn) (m3) (m3) (lít) 1. 4/12 200,5 650,6 400,2 - 2. 10/12 300,2 700 520,3 2000,15 3. 13/12 250,8 600,5 400,5 800,45 ... Cộng Đơn giá Thành tiền ... …. ... ... ... 1700,04 3137,2 2495,3 8820,92 803.632 175.612 81.842 20.260 1.366.206.147 550.929.970 204.219.397 178.712.882
STT Tên vật tư hàng hóa Mã
số ĐVT
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3 4 1. 2. 3. 4. Xi măng chinpon pc40 Cát vàng Đá 1×2 Phụ gia xm3 cv đ1-2 pgia Tấn m3 m3 lít 1700,04 1700,04 2495,3 2495,3 3137,2 3137,2 8820,92 8820,92 803.632 81.842 175.612 20.260 1.366.206.147 204.219.397 550.929.970 178.712.882 Cộng 2.300.068.396
Cộng thành tiền: hai tỷ ba trăm triệu không trăm sáu mươi tám ngàn ba trăm chín mươi sáu đồng
Số chứng từ gốc kèm theo:...
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Lúc này kế toán mới nhập số liệu vào máy để máy tự động tính giá bình quân của nguyên vật liệu xuất kho và tự động ghi số liệu này vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái tài khoản 621 và các tài khoản có liên quan.
Trình tự các bước kế toán thực hiện khi nhập phiếu xuất kho vào máy để xử