0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ tại Ngân hàng chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM (Trang 78 -85 )

chính là mấu chốt nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong toàn bộ hệ thống

Năng lực của cán bộ thẩm định là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Do đó, để hoàn thiện công tác thẩm định cần phải hoàn thiện yếu tố con người. Với cán bộ thẩm định đòi hỏi phải có trình độ, hiểu biết và phẩm chất đạo đức vì họ chính là những người thu thập và xử lý thông tin cần thiết của dự án đầu tư.

- Để có được những cán bộ giỏi, kinh nghiệm và đạo đức tốt, trước hết ngân hàng cần phải chú trọng khâu tuyển dụng. Trong tuyển chọn, bố trí cán bộ cần kết hợp hài hòa giữa năng lực chuyên môn và tư chất đạo đức. Cần hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, quy định của Ngân hàng và các chế độ chính sách pháp luật liên quan.

- Trong công việc không chỉ đòi hỏi cán bộ có chuyên môn giỏi, năng động linh hoạt mà còn đòi hỏi có đạo đức, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp với khách hàng, thu hút khách hàng, nhạy bén với thông tin… Muốn thế ngân hàng phải tạo ra các hoàn cảnh điều kiện phù hợp để cán bộ mạnh dạn và phát huy hết những phẩm chất đó của mình.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Ngân hàng cần thường xuyên cho các cán bộ thẩm định tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thẩm định, các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định,…

Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định luôn có xu hướng coi trọng phương diện tài chính hơn các phương diện khác. Điều này phần lớn là do những kiến thức mà họ được trang bị ở trường Đại học còn hạn chế, thông thường họ

mới chỉ biết về mặt tài chính dự án, còn việc nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường, đánh giá hiệu quả dự án, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật… thì ít được đề cập, do đó việc họ lựa chọn phương án tài chính là căn cứ chủ yếu để thẩm định cũng là điều có thể hiểu được.

Tuy nhiên đòi hỏi về mặt chất lượng thẩm định đã dẫn đến sự khập khiễng giữa lý thuyết và thực tế. Bởi vì trong thực tế, quá trình thẩm định đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp tương đối cao về: pháp luật, kinh tế, công nghệ - kỹ thuật, thông tin thị trường, thanh toán quốc tế… do đó hoàn thiện công tác thẩm định dự án trước hết ngân hàng cần từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định.

- Ngân hàng nên có những đãi ngộ hợp lý với những cán bộ làm việc tốt, có thành tích tốt để tạo cho họ một sự động viên khích lệ trong công việc. Hiện nay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm cán bộ tín dụng phải làm luôn cả công việc thẩm định do đó có quá nhiều công việc chồng chất nhau dẫn đến hiệu quả không cao. Ngân hàng nên có một phòng thẩm định riêng để giúp cán bộ thẩm định làm việc có hiệu quả hơn.

2.3.2. Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư cần đầy đủ, khoa học và chính xác hơn

- Có thể nói rằng thẩm định tài chính là khâu cần thiết nhất trong việc xác định dự án có hiệu quả hay không. Chính vì vậy cần quan tâm hơn đến khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư. Trước hết để hỗ trợ cho cán bộ thẩm định, Ngân hàng có thể xây dựng những quy trình, phương pháp thẩm định tài chính cụ thể cho các dự án phân theo nhóm ngành nghề nhất định để cán bộ thẩm định có thể tránh hay chú trọng đối với những dự án có đặc điểm, điều kiện khác nhau. Tuy vậy khi thẩm định một dự án phải thẩm định đầy đủ các nội dung trong công tác thẩm định, và trong từng nội dung

phải xem xét kỹ tìm những giải pháp hợp lý để không mang tính hình thức, phải khoa học, chính xác và đáp ứng được mục tiêu chung.

- Chú ý thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư

Ngân hàng cần xem xét đầy đủ từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho tài sản cố định, vốn lưu động dòng, vốn dự phòng, vốn tài trợ cho các chi phí khác. Trong đó cần chú ý đến vốn đầu tư cho tài sản cố định, vì nó chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần căn cứ vào bản thiết kế công trình để xem xét đầy đủ các hạng mục các thiết bị, số lượng và đơn giá. Ngân hàng cần xem xét giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị sau khi đánh giá lại xem có hợp lý không. Chủ đầu tư thường giảm bớt tổng vốn đầu tư xuống để dễ vay vốn ngân hàng hơn. Vì thế khi xem xét ngân hàng không nên chú ý nhiều đến những bảm tường trình của chủ đầu tư mà cần xem xét các bản thiết kế tuỳ theo các lĩnh vực mà tính toán tổng vốn đầu tư cho hợp lý và chính xác. Điều này giúp ngân hàng tránh được những rủi ro cần thiết khi dự án đi vào thực hiện như thiếu vốn, dự án đình trệ.

- Trong quá trình thẩm định về nguồn vốn vay cần chú ý khi đánh giá về nguồn tài trợ, cần đặc biệt xem xét điều kiện cụ thể của từng nguồn vay: Trước hết ngân hàng cần đánh giá xem dự án khi vay cần bao nhiêu vốn vay và tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm có nhiều không. Thông thường các ngân hàng thường cho không cho vay các dự án mà có vốn chủ sở hữu nhỏ. Điều này lại ngược lại với tâm lý của chủ đầu tư, họ chỉ muốn đầu tư nhiều nhờ nguồn vốn vay chứ không phải từ nguồn chủ sở hữu là chính. Chính vì thế ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng dự án phân tích xem nguồn tài trợ gồm những bộ phận nào, điều kiện của từng nguồn vay, nhất là về lãi suất, thời hạn trả, từ đó đánh giá liệu dự án có gánh nặng về trả nợ hay không. Hai nguồn trả nợ chính của dự án là lợi nhuận sau thuế và khấu hao, nhưng điều này được ngân hàng rất ít quan tâm, vì thế khi rủi ro xảy ra chủ đầu tư không phải chỉ trả nợ mỗi ngân hàng mà nhiều chủ nợ khác.

- Nâng cao độ chính xác khi dự toán các yếu tố doanh thu chi phí, dòng tiền của dự án: Đây là khâu quan trọng, và khó khăn nhất. Để dự đoán được các yếu tố này chính xác ngân hàng cần xem xét kĩ dự án. Các chỉ tiêu này không phải chỉ dự đoán trong thời gian gần mà suốt cả đời của dự án.

Các chỉ tiêu tính toán về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án, ngân hàng cần tính toán một cách hợp lý, chính xác theo các chỉ tiêu như chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí. Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến nguồn nguyên liệu đầu vào, xem xét chúng nhập từ trong nước hay nước ngoài, từ đó tính toán các chi phí hợp lý.

Để xác định được doanh thu ngân hàng phải chú trọng đến 3 yếu tố chính đó là công suất thực hiện, mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm, muốn dự đoán được công suất thực hiện thì khâu thẩm định kĩ thuật phải chính xác. Ngân hàng cần xem mức độ phù hợp của công nghệ và trang thiết bị về chủng loại số lượng,… công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hiểu biết về kỹ thuật. Muốn dự đoán được mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm thì khâu thẩm định thị trường phải là chính xác. Ngân hàng có thể ngiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu điểm mạnh yếu, cơ hội rủi ro của doanh nghiệp, của sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, tiến hành định vị sản phẩm trên thị trường, đồng thời áp dụng các mô hình thống kê, kinh tế lượng để xác định mức tiêu thụ và giá bán. Ngân hàng cũng nên tham khảo các dự báo về tình hình kinh tế, tình hình thị trường.

- Lựa chọn những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính phù hợp với những đặc điểm của từng dự án.

Trong quá trình thẩm định dự án có rất nhiều các phương pháp và chỉ tiêu khác nhau. Dù ngân hàng có các dự đoán chính xác đến đâu thì cũng không thể nói nó chính xác hoàn toàn được. Vì vậy cần tìm ra các chỉ tiêu phù hợp với những dự án có những đặc điểm khác nhau, các chỉ tiêu mà ta thường thấy đó là:

+ NPV: Khi sử dụng NPV như một tiêu chuẩn để đánh giá dự án đầu tư, ta phải phân biệt giữa hai tình huống. Trường hợp thứ nhất ta coi dự án đầu tư độc lập với những dự án khác. Trường hợp thứ hai ta phải lựa chọn một trong các dự án loại trừ nhau. Khi sử dụng chỉ tiêu này Ngân hàng nên tính với các mức lãi suất khác nhau, với những dự án dài hạn thì nên sử dụng kết hợp với những phương pháp IRR, thời gian hoàn vốn.

+ IRR: Suất hoàn vốn đo lường tỷ lệ hoàn vốn của một dự án đầu tư, nó cũng được sử dụng làm tiêu chuẩn để xem xét dự án. Tương tự NPV, khi sử dụng IRR lên một tiêu chuẩn đầu tư ta cần phân biệt giữa hai trường hợp như vậy. Chỉ tiêu này cũng rất được chú ý với những dự án dài hạn.

+ Chỉ tiêu hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn (PP) của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi toàn bộ khoản đầu tư ban đầu của dự án. Theo phương pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, nếu rút ngắn được thời gian hoàn vốn sẽ tốt hơn cho một dự án đầu tư. Chỉ tiêu này cho phép đo lường mức độ rủi ro của dự án, và cũng là chỉ tiêu để ngân hàng đánh giá xem dự án có bảo đảm đủ tiến độ hoàn trả nợ của dự án hay không?

+ Ngoài các chỉ tiêu trên ngân hàng còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như PI, tỷ lệ lợi ích chi phí - B/C, MIRR,…

* Chỉ số doanh lợi (PI) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.

PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án.

Trường hợp các dự án là độc lập với nhau. Dự án nào có: PI > 1: Chấp nhận dự án

PI < 1: Loại bỏ dự án

Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng ưu tiên các dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ xếp hạng ưu tiên theo tỷ số hiện giá các khoản thu nhập trong tương lai so với vốn đầu tư bỏ ra ban đầu tức là theo tiêu chuẩn tỷ số sinh lợi PI. Tuy nhiên tiêu chuẩn PI sẽ không hoàn toàn có tác dụng trong trường hợp bị giới hạn tại bất kỳ một năm nào đó trong suốt khoảng thời gian hoạt động của dự án.

* Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế B/C: thông thường giá trị lợi ích và chi phí kinh tế sẽ được quy chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Khi tính chỉ tiêu này cũng có thể tính theo giá trị lợi ích kinh tế tương đương bình quân năm và chi phí kinh tương đương bình quân năm.

Khi chỉ tiêu B/C được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư thì dự án sẽ được chấp nhận khi B/C > 1 tức là khi tổng chi của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại. Ngược lại, khi B/C ≤ 1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc phải điều chỉnh lại dự án.

Nói chung với mỗi một dự án đầu tư ngân hàng chỉ nên áp dụng những chỉ tiêu nào phù hợp để áp dụng. Sau đó tổng hợp lại và đưa ra quyết định đúng đắn. Điều quan trọng trong việc tính toán các chỉ tiêu trên là ngân hàng phải lấy một mức lãi suất chiết khấu hợp lý. Các ngân hàng thường lấy lãi suất cho vay làm lãi suất chiết khấu nhưng điều này là không hợp lý. Ngân hàng nên lấy lãi suất bình quân gia

quyền làm lãi suất chiết khấu và khi tính các chỉ tiêu nên lấy một vài mức lãi suất chiết khấu khác nhau.

- Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án cần chi tiết hơn:

+ Với độ rủi ro của dự án: Trong thời buổi hiện nay nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, chính vì thế giá cả và mức tiêu thụ sản phẩm cũng biến động theo. Sự lên xuống của các yếu tố này làm các dự đoán của ngân hàng sai lệch so với ban đầu. Chính vì thế ngân hàng cần coi trọng khâu thẩm định rủi ro của dự án hơn. Cần phải đưa ra các mức biến động khác nhau để có thể xem xét độ rủi ro của dự án một cách hợp lý.

+ Thẩm định khả năng trả nợ: Khi một dự án đi vào thực hiện phải có nguồn vốn đầu tư mà nguồn vốn này dự án không chỉ vay ngân hàng mà có rất nhiều chủ nợ. Do đó, khi thu được lợi nhuận ngân hàng không thể lấy hết phần cho vay mà chỉ lấy phần tỷ lệ nào đó. Vì vậy ngân hàng phải tìm hiểu nợ chung của dự án phải trả và phải trả riêng ngân hàng. Ngoài ra, với những nguồn trả nợ nhỏ hơn nguồn nợ phải trả thì ngân hàng phải yêu cầu chủ đầu tư giải thích thêm các nguồn khác có thể dùng để trả nợ cho ngân hàng.

Khi xác định dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần chú ý các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng thu từ dự án, tuỳ theo quy định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.

Ngoài ra khi dự án kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, do đó khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án.

Như trong dự án xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ trên, mặc dù các tài sản cố định của dự án được khấu hao trong vòng 14 năm và vòng đời của dự án chỉ là 10 năm,

nhưng cán bộ thẩm định đã không đưa phần giá trị thanh lý tài sản cố định cũng như khoản thu hồi vốn lưu động vào dòng thu cuối cùng của dự án. Mặc dù dự án có hiệu quả ngay cả khi không có các khoản thu hồi trên, nhưng việc tính toán các dòng thu thiếu cơ sở khoa học như vậy sẽ làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Bên cạnh đó, việc đánh giá các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc không đơn giản, bởi không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng được công khai. Do vậy trước mắt ngân hàng cần yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp lên phải được kiểm toán. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánh gía

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM (Trang 78 -85 )

×