Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM (Trang 39 - 42)

Hoàn Kiếm

Hiện nay, công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm được thực hiện theo quy trình ban hành tại Quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 của HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc Ban hành quy định cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương.

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng và sao gửi hồ sơ cho Phòng Quản lý rủi ro:

- Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ.

- Khai thác thông tin từ CIC: CBTD gửi yêu cầu cho CIC đề nghị cung cấp thông tin về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các TCTD đến thời điểm gần nhất.

- Gửi hồ sơ cho phòng quản lý rủi ro: sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu khoản vay phải thẩm định tín dụng độc lập theo quy định của Tổng Giám đốc, CBTD sao gửi phòng quản lý rủi ro một số tài liệu sau: hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ tài sản bảo đảm, các báo cáo tài chính.

Bước 2: Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn DAĐT, biện pháp đảm bảo tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định/tái thẩm định.

- Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn; dự án đầu tư; biện pháp bảo đảm tiền vay; xác định lãi xuất cho vay.

- CBTD lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định trình lãnh đạo phòng. Nếu dự án có quy mô đầu tư lớn, phức tạp, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng để Giám đốc/Phó

Giám đốc chi nhánh xem xét, quyết định mua thông tin, thuê cơ quan tư vấn có chức năng thẩm định để thẩm định độc lập (nếu cần).

- Kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định/tái thẩm định của CBTD; ký tắt trên từng trang tờ trình, ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo, kính trình người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng.

- Cán bộ phòng QLRR nghiên cứu hồ sơ phòng khách hàng, phòng giao dịch cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình, lập báo cáo kết quả thẩm định, ký và trình lãnh đạo phòng.

- Lãnh đạo phòng QLRR kiểm tra, rà soát hồ sơ trình của cán bộ QLRR và nội dung báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng; ký tắt trên từng trang báo cáo kết quả thẩm định và ký trình người có thẩm quyền quyết định cho vay, sao lại một bản báo cáo và các tài liệu cần thiết, chuyển bản báo cáo chính thức cùng toàn bộ hồ sơ cho phòng khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch.

Bước 4: Xét duyệt khoản vay.

Người thực hiện: người có thẩm quyền quyết định cho vay.

- Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh: các phòng ban trực thuộc tiến hành bổ sung, kiểm tra bộ hồ sơ tín dụng theo đúng quy định.

- Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền của người thẩm quyền quyết định cho vay tại Chi nhánh: chuyển toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ ở phần trên lên phòng khách hàng trụ sở chính.

Bước 5: Thông báo cho khách hàng.

Tùy trường hợp được chấp thuận cho vay hay không, CBTD gửi công văn chấp thuận cho vay hoặc lý do không được chấp thuận đến cho khách hàng.

Bước 6: Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo.

- Trên cơ sở hồ sơ tín dụng, CBTD tiến hành lập HĐTD, HĐBĐ tài sản vay và các hợp đồng liên quan khác trình lên lãnh đạo các phòng ban phê duyệt.

- CBTD nhập dữ liệu khách hàng vào hệ thống INCAS của Ngân hàng.

Bước 7: Giải ngân.

- Căn cứ vào HĐTD đã ký kết, CBTD kiểm tra các hồ sơ, hóa đơn, chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân.

- CBTD nhận lại giấy nhận nợ, các chứng từ đã được người có thẩm quyền quyết đinh cho vay phê duyệt, cập nhật các dữ liệu trên vào hệ thống INCAS và chuyển cho các phòng nghiệp vụ có liên quan.

Bước 8: Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng và sửa đổi các thông tin về khoản vay trên hệ thống INCAS.

Sau khi đã thống nhất với khách hàng, CBTD soạn thảo phụ tục hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng trình lãnh đạo phòng kiểm soát.

Bước 9: Kiểm tra, giám sát vốn vay.

Việc kiểm tra, giám sát vốn vay thực hiện theo quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng trong hệ thống NHCT.

Bước 10: Thu nợ gốc và xử lý các phát sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- CBTD theo dõi việc thu nợ theo từng HĐTD đã ký cho từng dự án. 07 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ, CBTD thông báo cho khách hàng khoản vay đến hạn bao gồm nợ gốc, lãi và phí.

- Căn cứ thỏa thuận trong HĐTD, phòng kế toán thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hạch toán kế toán cho vay.

Bước 11: Thanh lý HĐTD, HĐBĐ, giải chấp tài sản.

Sau khi khách hàng đã thực hiện xong các nghĩa vụ về khoản nợ của mình đối với ngân hàng, CBTD phụ trách tiến hàng các thủ tục thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản đảm bảo.

Bước 12: Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ.

Việc lưu trữ và luân chuyển hồ sơ thực hiện theo quy định của hệ thống NHCT VN và NHNN.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM (Trang 39 - 42)