Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư cho ngành cấp nước nói chung và các tỉnh thuộc vùng Hà Nội nói riêng chủ yếu từ nguồn hỗ trợ phát triển ODA, ngân sách nhà nước và những nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách như tín dụng nhà nước, khấu hao ... Cho đến nay, 85% nguồn vốn đầu tư cho cấp nước đô thị lấy từ nguồn vốn ODA và lượng vốn đầu tư cần thiết trong thời gian tới có cao gấp khoảng 4 lần so với trước. Trong trường hợp các nhà tài trợ không tăng đáng kể nguồn vốn đầu tư thì rõ ràng phần thiếu hụt về tài chính cần phải được huy động trong nước - hoặc từ ngân sách nhà nước hoặc từ các thị trường vốn.
Hiện nay, nguồn vốn ngân sách nhà nước có hạn sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư ngày càng tăng lên. Vì vậy, tất yếu phải tính đến yếu tố đa dạng đầu tư, xã hội hoá ngành cấp nước, huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư với các hình thức đầu tư như BOT,
sử dụng nguồn vốn FDI đầu tư trong ngành nước. Từng bước tiếp cận các nguồn vốn mới như nguồn vốn OCR hiện nay đang được Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) cho các nước đang phát triển vay. Đây là loại nguồn vốn có lãi suất cao hơn vay tín dụng ưu đãi và thấp hơn mức lãi suất vay thương mại.
Ngoài ra, tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn truyền thống như ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Hiện nay, Nghị định 106/2004/NĐ- CP về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đang được xem xét sửa đổi, theo đó ngành cấp nước là một trong số các ngành nghề được ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư với thời hạn cho vay đề nghị được kéo dài hơn trước