Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp (Trang 57)

Thành tựu :

Bảng 1.19 : Mức tăng công suất cấp nước đô thị tăng thêm giai đoạn 2001-2007

Đơn vị: m3/đng; %

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Công suất tăng thêm 9500 0 25000 0 19000 0 48500 0 78000 0 33000 0 700000 Tốc độ tăng định gốc - 163,16 100,00 410,53 721,05 247,37 636,84 Tốc độ tăng liên hoàn - 163,16 -24,00 155,26 60,82 -57,69 121,12

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Kết qủa của các hoạt động đầu tư đã góp phần nâng cao năng lực họat động của các trạm bơm, các nhà máy nước cũng như các cơ sở kinh doanh nước sạch. Góp phần tăng thêm công suất hoạt động cho các nhà máy, từ đó tăng khả năng cung cấp dịch vụ nước.

- Chất lượng hoạt động kinh doanh của ngành nước được cải thiện đáng kể : Năm 2007, với đóng góp 690 tỷ đồng của vốn đầu tư trong tổng số vốn 4600 tỷ đồng vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị năm 2007 mà có khoảng 80% dân số đô thị là được cung cấp nước sạch. Tỷ lệ thất thoát, thất thu còn khoảng 34%, tăng thêm khoảng 5% đô thị cấp huyện có hệ thống nước sạch đủ tiêu chuẩn. Công suất tăng thêm năm 2007 ước đạt khoảng 700.000

m3/đng. Kết quả đầu tư của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được thể hiện thống qua mức tăng công suất cấp nước đô thị hàng năm như sau:

- Tham gia của đầu tư tư nhân đóng góp một phần rất lớn vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nó góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng cạnh tranh của các công ty cấp nước bởi các nhà quản lý tư nhân phải hướng tới mục tiêu giảm chi phí và tăng năng suất họat động nhằm mục đích thu lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình. Do đó, sẽ làm lãng phí trong xây dựng, chi phí quản lý cũng giảm xuống, năng suất lao động của nhân viên sẽ tăng lên, các kỹ thuật và quy trình mới được áp dụng nhanh chóng hơn .

- Sự tham gia của đầu tư tư nhân đã mang lại một số lượng việc làm nhất định cho xã hội nhằm phục vụ cho việc xây dựng nhà máy mới cũng như nâng cấp các nhà máy cũ, đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động với một số lượng không phải là nhỏ.

Nguyên nhân của thành tựu:

Những thành tựu đã đạt được như phân tích ở trên là do xuất phát từ các nguyên nhân sau :

- Thứ nhất, do tác động của cơ chế, chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Thực tế nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách thu hút đầu tư tư nhân như luật doanh nghiệp, luật đầu tư…đã tạo được tâm lý an tòan cho nhà đầu tư tư nhân và là cơ sở pháp lý cho nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực hoạt động trong đó có lĩnh vực hạ tầng cơ sở . Ngòai ra việc áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt trong từng giai đoạn đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và tạo điều kiện thu hút đầu tư .

- Thứ hai là do môi trường kinh doanh của ngành ngày càng được cải thiện. Nhà nước đã ban hành chính sách quy định về thẩm quyền và xác định khung giá bán nước máy, khi đó sẽ tạo điều kiện cho các công ty cấp nước tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, như vậy sẽ tăng thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Điều đó tăng thêm kỳ vọng cho nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực cấp nước.

- Thứ ba, Tính năng động của khu vực tư nhân ở nước ta có xu hướng tăng lên, đó là sự năng động trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng, tìm kiếm đối tác, năng động trong đổi mới và thích ứng với hoàn cảnh…

Hạn chế:

- Ngòai ra, mặc dù có những dự án đã hoàn thành rồi nhưng hoạt động chưa được hiệu quả, các sai phạm tiêu cực vẫn thường xuyên diễn ra trong quá trình đầu tư.

Nguyên nhân của hạn chế :

 Nguyên nhân khách quan :

Do cơ chế, chính sách của Nhà nước trong việc thu hút đầu tư tư nhân chưa thực sự hấp dẫn. Hình thức đầu trong lĩnh vực này chưa thực sự đa dạng và không có các thông tư, quyết định hướng dẫn cụ thể cho các hình thức này, vẫn còn cơ chế bao cấp trong hạch toán kinh doanh.

Chính phủ vẫn chưa có một cơ chế pháp lý chi tiết để tạo môi trường thông thoáng cho tư nhân tham gia đầu tư vào ngành nước. Mặc dù hiện nay đã ban hành Luật đầu tư ( 2005) nhưng hệ thống pháp lý nước ta còn nhiều chồng chéo và còn thiếu các quyết định, nghị định, thông tư để hướng dẫn thi hành luật.

 Nguyên nhân chủ quan:

Đặc thù của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là mang nhiều tính công ích, thời gian thu hồi vốn của các dự án này thường chậm, mà vốn đầu tư ban đầu lại lớn do vậy hiệu quả quay vòng vốn chậm, nên chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư tư nhân tham gia.

Các nhà đầu tư tư nhân thường tập trung vào các dự án nhỏ (chủ yếu là các dự án nhóm C) vì các nhà đầu tư tư nhân có năng lực tài chính thấp.

Hiện nay việc tư nhân hóa mới chỉ phổ biến ở một số ngành nên kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân trong lĩnh vực này còn non kém, bên cạnh đó do chính sách, cơ chế của nhà nước trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này chưa hấp dẫn, hình thức đầu tư tư nhân chưa thực sự đa dạng, hơn nữa nếu có thì các thông tư, quyết định hướng dẫn cụ thể cho các hình thức này, vì thế thường dẫn đến tâm lý e dè của các nhà đầu tư tư nhân khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Hơn nữa thì việc lập quy hoạc và điều phối cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn nhiều hạn chế và bất cập.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI 2.1. Phương hướng đầu tư phát triển cấp nước đô thị tại Hà Nội:

2.1.1. Cơ sở xác định phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: nước đô thị tại Hà Nội:

Tương quan với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội trong vùng Hà Nội, nhu cầu cấp nước sạch cần phải đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng của nhân dân trong Vùng.

Hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm dần thay thế bằng nguồn nước mặt. Phát huy lợi thế nguồn nước mặt sẵn có trong vùng tập trung xây dựng các công trình cấp nước quy mô lớn cấp vùng.

Ngoài các công trình cấp nước (tiếp nguồn) đã có cần xây dựng thêm các công trình hồ chứa nước, các công trình đập tràn để tận dụng giữ và điều tiết nước đảm bảo nguồn nước cấp cho nhu cầu phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch.

Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có; mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị trong giai đoạn đến năm 2010 và có định hướng cho năm 2020.

Hiện nay việc cấp nước cho các đô thị chủ yếu là cấp nước cục bộ cho từng đô thị trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, bất cập vì vậy trong quy hoạch cấp nước vùng Hà Nội cần phải có các giải pháp cấp nước khác nhau để phù hợp với tính chất phát triển của từng khu vực.

Khu vực nông thôn xây dựng các công trình cấp nước theo những đề xuất trong Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010.

2.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước tại Hà Nội đến năm 2020: 2020:

Cân đối nguồn nước

Cân đối nguồn nước được tính toán dựa trên so sánh nhu cầu và công suất cấp nước đến năm 2020. Phạm vi cấp nước đô thị được chia thành khu vực phía Nam Hà Nội và phía Bắc Hà Nội, trong đó phía Bắc Hà Nội lại được chia thành 2 khu vực nhỏ là Bắc Thăng Long - Đông Anh - Sóc Sơn và Long Biên - Gia Lâm. Theo cách phân vùng này cân đối nguồn nước được tính toán cho từng khu vực. Nhu cầu mở rộng công suất các nhà máy đến năm 2020 được ước tính sau khi đem so sánh công suất hiện thời và công suất cam kết đến năm 2010 với nhu cầu tiêu dùng nước sạch đến năm 2020 tại từng khu vực và kết quả thể hiện trong bảng 11 dưới đây:

Bảng 2.1: Nhu cầu mở rộng công suất cấp nước đến năm 2020 Đơn vị : 1000m3/ngđ Khu vực Công suất dự kiến đến năm 2010 Nhu cầu năm 2010 Nhu cầu mở rộng công suất đến 2020 1. Nam Hà Nội 777 1.071 294 2. Bắc Hà Nội : - Bắc Thăng Long- Đông Anh-Sóc Sơn

74 354 290

- Long Biên – Gia Lâm

73 191 126

Tổng số 924 1.671 693

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

* Phía Nam Hà Nội:

Khu vực Tây Nam : Công suất bổ sung đến năm 2010 là khoảng 770.000 m3/ngày bao gồm 577.000 m3/ngày là nước ngầm và 200.000 m3/ngày là nước mặt từ Dự án nước mặt sông Đà giai đoạn 1. Tuy hiện nay khai thác nước ngầm vẫn còn xa mới đạt tới trữ lượng khai thác tối đa cho phép là 700.000 m3/ngày nhưng việc cấm khai thác nước của tư nhân không hề đơn giản (hiện đang khai thác khoảng 170.000 m3/ngày hoặc thậm chí hơn) cũng như không dễ gì yêu cầu tư nhân chuyển giao toàn bộ việc khai thác sang cho các đơn vị nhà nước. Trong khi đó có một số tài liệu đã đề cập đến tình trạng sụt nún đất cũng như sự xuống cấp của chất lượng nước ngầm ở phía Nam Hà Nội. Mặc

không kiểm soát được có phải là nguyên nhân dẫn đến sụt nún hay không nhưng trên góc độ bảo tồn và phát triển bền vững nguồn nước ngầm thì khai thác quá mức không phải là biện pháp tốt.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 của dự án nước sông Đà, dự kiến giai đoạn II cũng sẽ sớm khởi công và có thể sẽ hoàn thành vào năm 2010. Khi đó công suất cấp nước sẽ đạt khoảng 200.000 m3/ngày.

Sau giai đoạn 2 của dự án sông Đà, yêu cầu đặt ra là vẫn phải tiếp tục nghiên cứu thêm các nguồn nước bổ sung cho nhu cầu nước sạch đến năm 2020. Nghiên cứu tiền khả thi của dự án nước mặt sông Hồng sẽ hoàn tất trong năm nay, theo đó nếu khả thi tổng công suất cấp nước từ sông Hồng sẽ đạt 300.000 m3/ngày và công suất ban đầu sau giai đoạn 1 sẽ là 150.000 m3/ngày. Hiện nay dự án sông Đà đang được triển khai và dự án cho sông Hồng có thể xem xét như một lựa chọn cho dài hạn. Nếu trong tương lai có thể bổ sung công suất 300.000 m3/ngày này thì về cơ bản cung nước sạch có thể đáp ứng nhu cầu, thậm chí rất có thể sẽ có một lượng nước dư ra và sẽ được chuyển về khu vực Bắc Thăng Long và Đông Anh là khu vực mà nhu cầu nước rất lớn nhưng lại chưa có đủ nguồn nước cấp.

Khu vực Đông Nam (Long Biên, Gia Lâm): Tổng công suất hiện tại và cam kết là 73.000 m3/ngày trong khi đó nhu cầu dự báo đến năm 2020 là 191.000 m3/ngày. Theo các đánh giá thì khu vực Gia Lâm có tiềm năng nước ngầm khá lớn và trữ lượng khai thác có thể lên đến 400.000 m3/ngày. Tuy nhiên các điểm khai thác cụ thể hiện vẫn chưa xác định được. Như vậy, theo số liệu hiện có về tiềm năng nước ngầm thì công suất bổ sung khoảng 120.000 m3/ngày là con số trữ lượng hợp lý.

Khu vực Bắc Thăng Long-Đông Anh-Sóc Sơn: Tổng công suất hiện tại và cam kết là 74.000 m3/ngày, thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu 354.000 m3/ngày năm 2020. Theo các tài liệu ban đầu, tiềm năng nước ngầm ở khu vực này khoảng 200.000 m3/ngày, trong đó sẽ có khoảng 74.000 m3/ngày được khai thác vào năm 2010. Mặc dù mới chỉ là những tính toán sơ bộ nhưng công suất 100.000 m3/ngày là con số chấp nhận được. Điều cần làm là đưa ra đánh giá chi tiết về cân đối nguồn nước càng sớm càng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu sẽ tăng mạnh trong tương lai gần.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch đến năm 2020 sẽ cần bổ sung thêm một lượng nước khoảng 180.000 m3/ngày, về lâu dài khả năng chuyển nước từ phía Nam Hà Nội qua đường ống truyền dẫn qua Sông Hồng sang phía Bắc sẽ được cân nhắc.

Dựa trên các nhận định đã nêu, hướng phát triển cân đối nguồn nước đến năm 2020 được đưa ra và tổng kết trong bảng 11.

Bảng 2.2 : Cân đối nguồn nước đến năm 2020

Đơn vị : 1000 m3/ngđ

Phía Tây Nam Hà Nội Năm 2020

Nhu cầu nước đô thị 1080

Công suất dự kiến 1097

Công suất năm 2010 777

Sông Đà, giai đoạn 2 200

Nước mặt, tiếp tục phát triển tới năm 2020 300

Cung cấp nước cho Nam Thăng Long -120

Cân đối -17

Đông Nam Hà Nội (Long Biên-Gia Lâm) Năm 2020

Nhu cầu nước đô thị 274

Công suất dự kiến 273

Công suất năm 2010 73

Nước ngầm, tiếp tục phát triển tới năm 2020 140

Cấp nước tới Nam Hà Nội 60

Cân đối -1

Bắc Hà Nội (Nam Thăng Long - Đông Anh - Sóc Sơn) Năm 2020

Nhu cầu nước đô thị 298

Công suất dự kiến 294

Công suất năm 2010 74

Nước ngầm, tiếp tục phát triển tới năm 2020 100

Cấp nước tới Nam Hà Nội 120

Cân đối -4

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Mục tiêu giảm thiểu nước thất thoát:

Theo số liệu của Sở Giao thông Công chính Hà Nội, tỷ lệ nước thất thoát năm 2004 của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội và Công ty kinh doanh nước sạch số 2 lần lượt là 39% và 23%. Chỉ tiêu này gần đạt đến ngưỡng đề xuất trong quy hoạch JICA năm 1997 đặt ra cho năm 2005. Từ thực tế trên có thể nói mục tiêu 30% đến năm 2010 là khả thi. Đến năm 2020 lượng nước thất thu rất có thể sẽ được cải thiện phần nào. Như vậy, tổng lượng nước thất

thoát 25% bao gồm 15% thất thoát về mặt kỹ thụât và 10% thất thoát từ khâu quản lý, nước thất thu có thể chấp nhận được.

Bảng 2.3: Mục tiêu giảm thiểu nước thất thoát

2005 2010 2015 2020

Nước thất thoát 16% 15% 15% 15%

Nước thất thu 21% 15% 13% 10%

Tổng số 37% 30% 28% 25%

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển cấp nước đô thị tại Hà Nội: tại Hà Nội:

2.2.1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư cho ngành cấp nước nói chung và các tỉnh thuộc vùng Hà Nội nói riêng chủ yếu từ nguồn hỗ trợ phát triển ODA, ngân sách nhà nước và những nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách như tín dụng nhà nước, khấu hao ... Cho đến nay, 85% nguồn vốn đầu tư cho cấp nước đô thị lấy từ nguồn vốn ODA và lượng vốn đầu tư cần thiết trong thời gian tới có cao gấp khoảng 4 lần so với trước. Trong trường hợp các nhà tài trợ không tăng đáng kể nguồn vốn đầu tư thì rõ ràng phần thiếu hụt về tài chính cần phải được huy động trong nước - hoặc từ ngân sách nhà nước hoặc từ các thị trường vốn.

Hiện nay, nguồn vốn ngân sách nhà nước có hạn sẽ không thể đáp ứng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w