1 7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ
2.2.6 Hiệu quả kinh doanh BHXCG của Bảo Việt (2004-2008)
Năm 2008 mặc dù Bảo Việt Hà Nội gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều phương diện nhưng nghiệp vụ bảo hiểm xe ôm năm 2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng cao, tuy nhiên tình hình bồi thường bảo hiểm cũng ngày một gia tăng, cụ thể:
2.2.6.1. Hiệu quả hoạt động khai thác BHXCG tại Bảo Việt (2004 - 2008)
Bảng 2.19: Hiệu quả khai thác BHVCXCG tại Bảo Việt, 2006 - 2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu chi phí (tỷ đ) 76,69 80,37 98,86 Tổng chi phí khai thác (tỷ đ) 6,26 6,92 7,00 Hiệu quả khai thác 12,25 11,61 14,12
Ở bảng 2.19 về hiệu quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt trong 3 năm gần đây thì doanh thu phí bảo hiểm tăng từ năm 2006 là 76,69 tên với 98,86 tỷ đồng vào năm 2008, tức là tăng 22,17 tỷ đông (tương ứng 0,3%)so với năm 2006. Doanh thu phí liên tục tăng qua các năm 2006, 2007, 2008, do đó chi phí khai thác cũng tăng từ 6,26 tỷ đồng năm 2006 lên 7,00 tỷ đồng vào năm 2008, tức là tăng 11,82 % tương ứng 0,74 tỷ đông. Nhìn vào bảng ta thẩy, mặc dù năm 2007 về doanh thu phí và tổng chi phí khai thác đều tăng so với năm 2007 nhưng hiệu quả khai thác lại giảm xuống là 11,61 trong khi đó thì hiệu quả khai thác năm 2006 là 12,25, tức là năm 2006 thì với 1 đồng chi phí thì thu về được 12,25 doanh thu phí, năm 2007 thì nếu chi ra 1 đồng khai thác thì đạt được 1 1,61 đồng doanh thu phi. Nhưng đến năm 2008 thì hiệu quả khai thác tăng mạnh tới 14,12, tức là bỏ ra 1 đồng chi phí khai thác thì thu về 14,12 đồng hiệu quả.
Bảng 2.20: Hiệu quả hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS với người thứ ba tại Bảo Việt , 2006 - 2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu chi phí (tỷ đ) 26,00 26,79 40,23 Tổng chi phí khai thác (tỷ đ) 4,15 5,68 6,03 Hiệu quả khai thác 6,3 4,72 6,67
(Nguồn: Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
Nhìn vào bảng 2.20 về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm TNDS bảo hiểm xe cơ giới với người thứ ba, năm 2007 là năm mà doanh thu phí và chi phí khai thác nghiệp vụ này tăng lên nhưng hiệu quả doanh thu phí là 4,72 giảm so với năm 2006 tức là với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 4,72 đồng doanh thu phí bảo hiểm này. Năm 2008 thì doanh thu phí, tổng chi phí khai thác và hiệu quả doanh thu phí đều tăng mạnh, hiệu quả khai thác bảo hiểm này là 6,67 tức là với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 6,72 đồng doanh thu phí.
Ở 2 bảng trên, ta đều thấy, doanh thu phí, tổng chi phí khai thác và hiệu quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS bảo hiểm xe cơ giới với người thú 3 đều tăng đáng kể so với năm 2007 là vì năm 2008 áp dụng chặt chẽ chế độ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm vật chất và TNDS tại công ty ngày càng tăng lên trong giai đoạn từ 2004 - 2008 làm cho chi phí khai thác qua các năm cũng tăng lên song hiệu quả của Công ty vẫn ở mức khá cao và tương đối ổn định ở mức trên 35%.
Bảng 2.21: Hiệu quả hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới, 2004 - 2008
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 6. Số xe tg BH (xe) 237.836 169.364 187.340 226.984 246.941 7. Dthu phí nghiệp vụ (D) 725,4 719,8 704,4 903,4 960,6 8. Tốc độ tăng dthu (%) - -0,77 -2,14 28,25 6,33 9. Chi phí KT (C) (tỷ đồng) 21,8 19,5 18,6 22,3 25,5 10. Tốc độ tăng chi phí (%) - -10,6 -4,61 20 14,35 11. Số phí thu/xe (trđ/xe) 3,05 4,25 3,76 3,98 3,89
12. Chi phí khai thác/xe (Trđ/xe) 0,092 0,115 0,099 0,098 0,103
13. Hiệu quả khai thác (D/C) (%) 33,3 36,9 38 40,5 37,67
(Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt)
Năm 2004 hiệu quả khai thác của công ty là 33,3% tức là với một đồng chi phí và công ty chi ra cho công tác khai thác đã mang lại cho công ty 33,3 đồng doanh thu phí nghiệp vụ thì đến năm 2005, hiệu quả khai thác của công ty là 36,9 hay với một đồng chi phí khai thác bỏ ra công ty sẽ thu được 36,9 đồng doanh thu phí. Tương tự với các năm 2006, 2007 và 2008 thì ta thấy năm có hiệu quả khai thác cao nhất trong vòng năm năm trở lại đây là năm 2007. Năm 2007 thì hiệu quả khai thác là 40,5 tức là với một đồng chi phí khai thác bỏ ra thì thu được 40,5 đồng doanh thu phí. Năm 2008 hiệu quả khai thác là 37,67, hiệu quả khai thác đạt chưa đáng kể.
Nhìn chung, hiệu quả khai thác của công ty là khá tốt thể hiện sự quyết tâm, sự nỗ lực, trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ, đại lý của công ty trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.
2.2.6.2. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại Bảo Việt (2006 - 2008)
Bảng 2.22: Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe và TNDS chủ xe của ô tô với người thứ ba trong 3 năm, 2006 - 2008
TT Chỉ tiêu Vật chất xe TNDS chủ xe
I Năm 2006
1 Doanh thu 39.848 15.189
2 Bồi thường 24.432 5.544
3 Lợi nhuận trước thuế 15.416 9.645
4 Hd 1,63 2,74 5 Hln 0,63 1,74 6 Tỷ lệ bồi thường 61,31% 36,50% II Năm 2007 1 Doanh thu 53.582 21.008 2 Bồi thường 33.535 6.975
3 Lợi nhuận trước thuế 20.047 14.033
4 Hd 1,7 3 5 Hln 0,6 2 6 Tỷ lệ bồi thường 62,50% 33,20% III Năm 2008 1 Doanh thu 73.045 21.971 2 Bồi thường 49.716 9.179
3 Lợi nhuận trước thuế 23,329 12,792
4 Hd 1,47 2,39
6 Tỷ lệ bồi thường 68,06% 41,78%
(Nguồn: Báo cáo hàng năm Bảo Việt Hà Nội)
Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình bảo hiểm truyền thống của Bảo Việt (nói riêng) và của thị trường bảo hiểm (nói chung). Hàng năm nhóm nghiệp vụ này đều có tự tăng trưởng, ổn định và chiếm tỷ trọng lơn trong kết quả kinh doanh chung của Công ty. Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe Ô tô với người thư ba và bảo hiểm vật chất xe Ô tô chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên những năm qua, đặc biệt là năm 2008 tỷ lệ bồi thường bảo hiểm của nhóm nghiệp vụ này ngày một gia tăng, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Ô tô.
Nhận xét:
- Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe Ô tô với người thứ ba có tăng trong Nguyên nhân tỷ lệ bồi thường tăng do quy tắc bảo hiểm mới của Bộ Tài Chính có sự thay đổi về mức trách nhiệm và chế độ bồi thường. (Đặc biệt là trường hợp chết bồi thường hết MTNBH 50trđ không xét đến lỗi của các bên) vì vậy làm tỷ lệ bồi thường tăng. Năm 2009 Bộ Tài Chính có điều chỉnh tăng phí bảo hiểm sẽ giúp cho nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Ô tô có tỷ lệ bồi thường tăng qua các năm và tăng nhanh trong năm 2008 (68%), cần có giải pháp cụ thể nhằm hạn chế và giảm tỷ lệ bồi thường đối với nghiệp vụ này.
- Lợi nhuận trước thuế của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất Ô tô đạt được khá cao nhưng tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này cao do đó chỉ tiêu Hln không cao hơn nghiệp vụ trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba.
- Ở nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba có Hln lớn hơn 1 , ở nghiệp vụ bảo hiểm vật chất Ô tô thì nhỏ hơn 1 điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với
người thứ ba lớn hơn với vật chất Ô tô. Ta cũng nhận thấy tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ vật chất Ô tô khá cao qua 3 năm, xấp xỉ nhau là 61,3 1%; 62,50% và 68,06%. Nhưng tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba thì nhỏ hơn lẩn lượt qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 là 36,50%; 33,20% và 41,78%.
Bảng 2.23: Hiệu quả kinh doanh BHXCG tại Bảo Việt, (2004 - 2008)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 725,4 719,8 704,4 903,4 960,6 Chi bồi thường 372,5 382,1 389,7 450,7 579,2 Lợi nhuận trước thuế 352,9 337,7 314,7 452,7 381,4
Hd 1,95 1,88 1,80 2,00 1,66
Hln 0,95 0,88 0,80 1,00 0,66
Tỷ lệ bồi thường 51,3% 53,0% 55,3% 49,8% 62,2% Tỷ lệ bồi thường toàn TT 48,1% 50,48% 61% 48,3% 57,8%
(Nguồn: Báo cáo hàng năm Bảo Việt Hà Nội)
Qua bảng 2.23 trên ta thấy, chi bồi thường của Công ty qua các năm hầu như đều tăng và chi bồi thường bồi thường luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi (dựa vào bảng trên thì hầu hết tổng chi luôn lớn hơn 50%, còn lại là các khoản chi khác như chi khai thác, chi giám định, ... ). Năm 2007 là năm có tỷ lệ chi bồi thường thấp nhất là 49,8% ; năm 2008 là năm có tỷ lệ chi bồi thường cao nhất là 60,2%. Năm 2004 đến năm 2006, chi bồi thường tăng lên do số vụ tai nạn tăng lên nên chi phí bồi thường cao. Sang năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn 49,8%,chi đề phòng và hạn chế tổn thất của Công ty cũng tăng qua các năm thể hiện sự quan tâm và cố gắng của các cấp lãnh đạo Bảo Việt trong việc hạn chế rủi ro. Nhưng đến năm 2008, tỷ lệ chi bồi thường tăng đột biến, nguyên nhân là do đợt lụt tại thành phố Hà Nội tháng 10 vừa qua làm số vụ tai nạn tăng lên nhiều và việc bồi thường cho Ô tô làm chi phí bồi thường tăng nhanh.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty khá cao. Doanh thu đều tăng qua các năm. Năm 2004, doanh thu phí nghiệp vụ là 725,4 tỷ đồng thì đến năm 2008, doanh thu phí mà Công ty đạt được trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là 960,6 tỷ đồng tăng 1,324 lần. Lợi nhuận kinh doanh của Công ty tăng trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2008. Năm 2004, tổng lợi nhuận lợi nhuận của Công ty trước đạt 352,9 tỷ đồng, đến năm 2005 và năm 2006 thì tổng lợi nhuận giảm xuống 314,7 tỷ đồng, lý do là do việc giảm phí như phân tích ở trên.
Năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế giam 15,2 tỷ đồng từ 352,9 tỷ đồng xuống 337,7 tỷ đồng (giảm 4,307%). Lợi nhuận trong năm 2006 cũng giảm mạnh: giảm 23 tỷ đồng (giảm 6,81%). Năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 452,7 tăng 138 tỷ đồng (tăng tương ứng là 43,85%). Năm 2008 do tình hình thiên tai mà chi bồi thường tăng do đó lợi nhuận trước thuế giảm so với năm . 2007 là 71,3 tỷ đồng (tương ứng giảm là 15,75%).
Nếu như năm 2004, 1 đồng chi phí mà Công ty bỏ ra đối với nghiệp vụ này chỉ thu lại được 1,95 đồng doanh thu hay 0,95 đồng lợi nhuận, thì sang năm 2005, 1 đồng chi phí bỏ ra lại chỉ thu được 1 ,88 đồng doanh thu hay 0,88 đồng lợi nhuận. Và đến năm 2006 thì tiếp tục giảm, 1 đồng chi phí chỉ thu được 1,80 đồng doanh thu hay 0,80 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2007 thì 1 đồng chi phí bỏ ra có thể thu lại được 2 đồng doanh thu hay 1 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2008 thì 1 đồng chi phí chỉ thu lại được có 1,66 đồng doanh thu hay 0,66 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do năm 2008 việc bỏ ra chi phí để giám định thiệt hại cho các xe Ô tô, chi cho khâu khai thác, chi hoa 'lia đại lý nhưng đặc biệt là việc bồi thường cho Ô tô là quá lớn và diễn ra cùng 1 lúc nên lợi nhuận giảm đáng kể.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY BẢO
VIỆT