VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 38)

1 7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ

2.1 VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Việt

Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt ngày nay tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1 79/CP ngày 17/12/1964. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965 với 16 cán bộ. Lúc bấy giờ, Bảo Việt có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng. Hoạt động kinh doanh ban đầu chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển ở Miền Bắc (1965 - 1975). Với tổng tài sản danh nghĩa 900 triệu đồng, doanh thu của Bảo Việt tại thời điểm này chỉ đạt 800 nghìn đồng. Kể từ năm 1975, Bảo Việt chính thức triển khai và phát triển mạng lưới kinh doanh của mình ra các Tỉnh phía Nam. Năm 1989 đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Bảo Việt khi Công ty Bảo hiểm Việt Nam được chính phủ chuyển đổi thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Năm 1992 thương hiệu Bảo Việt lần đầu tiên xuất hiện với hình thức một pháp nhân kinh doanh trên thị trường quốc tế. Bảo Việt đã thành lập công ty Đại lý bảo hiểm BAVINA ("Bảo Hiểm Việt Nam") tại Vương quốc Anh, nơi có thị trường kinh doanh bảo hiểm phát triển nhất trên thế giới, góp phần thương hiệu Bảo Việt ra thị trường quốc tế. Giai đoạn năm 1995 phương châm hoạt động "Phục vụ Khách hàng tốt nhất đe phát triển" đã được khởi xướng và thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống. Bảo Việt đã chiếm dược toàn bộ lòng tin của hàng triệu khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư.

Cũng trong năm 1996, Chính phủ đã xếp hạng Bảo Việt là "Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt", là một trong 25 doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Năm 1996 , thực hiện chủ trương mở rộng cung cấp các sản phẩm

dịch vụ tới các tầng lớp dân cư. Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên ở Việt Nam.

Nguồn vốn có thể sử dụng cho đầu tư của Bảo Việt tăng lên nhanh chóng với tốc độ từ 25% trên 30%, đây là điều kiện thuận lợi để bảo hiểm tiếp tục phát triển thành một tập đoàn tài chính đa ngành. Bảo Việt thành lập Công Ty Chứng Khoán Bảo Việt - Công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam vào năm 1999. Bảo việt đã đóng vai trò tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mới. Năm 2000, Bảo Việt đã tham gia đầu tư vào 29 dự án đầu tư trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ giải tri, khách sạn, sản xuất kinh doanh.

Qua 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Bảo Việt đã có 126 công ty thành viên trên cả nước và hơn 5000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó là 40.000 đại lý bảo hiểm được đào tạo bài bản tận tuỵ với công việc, tận tâm với khách hàng. Bảo Việt đã triển khai được 120 nghiệp vụ bảo hiểm cả nhân thọ (80 nghiệp vụ) và phi nhân thọ (40 nghiệp vụ).

Năm 2005, Bảo Việt kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, đồng thời cũng là năm đánh dấu một bước phát triển mới của Bảo Việt. Ngày 28/11/2005 . Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 3 1 0/QĐ/2005/TTGCP thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt đã chính thức trở thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh đa ngành. Trong tương lai Bảo Việt sẽ vẫn tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống của mình, toàn tâm, toàn ý thực hiện cam kết "Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển" với ba Nguyên tắc vàng "Hiệu quả", "Đổi mới" và "Phát triển".

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt

Sơ đồ 4: Mô hình tập doàn Bảo Việt Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt

* Khả năng tài chính

Với tiềm lực tài chính hùng mạnh (vốn điều lệ hiện lên tới 5.730 tỷ đồng), Tập đoàn Bảo Việt đã, đang và sẽ không ngừng mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ: Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ; Đầu tư tài chính; Quản lý quỹ đầu tư; Chứng khoán; Ngân hàng; Kinh doanh bất động sản; Các lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Bảo Việt đã thiết lập nhiều công ty tái bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, CCR, Hannover Re, AON, Athur Gallather, Marsh,... Mối quan hệ hợp tác rộng lớn của Bảo Việt vừa

Tập đoàn Bảo Việt

Các công ty liên kết Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam 100% Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ 100% Công ty quản lý quỹ Bảo việt 100% Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt 50% Ngân hàng TMCP Bảo Việt 52% Công ty Bảo hiểm quốc tế 51% Việt Nam Công ty CP Đầu tư Bảo Việt 50%

giúp Tập đoàn tăng cường khả năng hợp tác, vừa giúp phân tán rủi ro, tăng khả năng thanh toán.

* Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt trong những năm qua

Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của Bảo Việt, (2004 - 2008)

Năm Doanh thu kế hoạch (tỷ đồng) Doanh thu thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2004 5.153 5.27 102,81 2005 5.982 6.012 100,50 2006 6.700 6.934 103,5 2007 7.294 8.581 117,65 2008 8.736 9.182 105,11

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu phí bảo hiểm của công ty từ năn 2004 đến năm 2008, năm nào Công ty cũng đạt vượt kế hoạch. Nhìn chung, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của Công ty trong giai đoạn này đều tăng qua các năm. Năm 2007 là năm có tỷ lệ hoàn thành cao nhất đạt 117,65%. Năm 2008 thực hiện vượt kế hoạch 5,11% tương ứng với 446 tỷ đồng.

Kết quả tổng doanh thu toàn tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt ước tính 9.182 tỷ đồng, tăng trưởng 10,7% so với năm 2007, hoàn thành vượt mức 5,ll% so với kế hoạch Hội đồng quản trị giao cho năm 2008, trong đó: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm ước đạt 6.957 tỷ đồng, tăng trưởng 12,9%, hoàn thành vượt mức 1,7% so với kế hoạch.

Doanh thu từ hoạt động tài chính ước đạt 2.197 tỷ đồng, tăng trưởng 3,5% (hoàn thành vượt mức 18%. Tổng lợi nhuận sau thuế ước đạt 485 tỷ đồng.

Với con số cụ thể và những hành động, phương châm phục vụ rõ ràng "Phục vụ tốt nhất để phát triển" Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã và đang

khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, uy tín của Công ty càng tăng lên và được nhiều người biết đến. Riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, trong thời gian qua, Công ty cũng đạt được nhiều những thành tích đáng khen ngợi. Công ty bảo hiểm Bảo Việt triển khai các nghiệp vụ: bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba, bảo hiểm vật chất xe cơ giới; bảo hiểm tai nạn hành khách; bảo hiểm lái, phụ xe; bảo hiểm thiệt hại hàng hoá trên xe. Trong đó, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ khá quan trọng vì nó đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của Công ty. Qua các công tác cụ thể như: thủ tục, hồ sơ bồi thường được tiến hành giải quyết một cách đơn giản và nhanh chóng, thời gian giải quyết bồi thường ngày càng được rút ngắn, có nhiều trường hợp giải quyết ngay khi hồ sơ có đầy đủ giấy tờ và hợp lệ, ... Chính điều này đã tạo được lòng tin trong nhân dân, tạo động lực khuyến khích họ tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới, góp phần tăng doanh thu phí và nâng cao được hình ảnh của Công ty nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIEM XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT GIỚI TẠI BẢO VIỆT

2.2.1 Hoạt động khai thác BHXCG tại Bảo Việt (2004-2008)

2.2.1.1. Chính sách khai thác của Bảo Việt

Hiện nay Bảo Việt Hà Nội đang áp dụng một sô chính sách sau:

* Chính sách khai thác thận trọng

Đây là chính sách rất quan trọng trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới - nghiệp vụ rất dễ phát sinh hiện tượng trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng. Vì vậy, khi triển khai việc bán bảo hiểm cho các chủ xe, lái xe, việc đầu tiên mà các nhà bảo hiểm cần quan tâm đó là tìm các thông tin về chủ xe và các phương tiên của chủ xe muốn được bảo hiểm. Khi khai thác viên tiếp cận được với các chủ xe có yêu cầu tham gia bảo hiểm cho

chiếc xe của mình, công việc đầu tiên là khai thác viên là thu thập các thông tin liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm để đánh giá rủi ro mà chủ xe đem đến. Khai thác việc của Bảo Việt Hà Nội thường năm bắt thông tin qua cách tiếp cận với chủ xe (lái xe) và kết hợp trực tiếp quan sát đánh giá các yếu tố sau:

- Loại và mục đích sử dụng xe; - Tên và năm sản xuất;

- Hồ sơ các vụ tai nạn đã gặp phải; - Bảo hiểm toàn bộ hay thân vỏ.

Do yêu cầu về thời gian khi tiếp xúc với chủ xe, lái xe những thông tin trên nhiều khi khai thác viên không nắm bắt hết được. Lúc này khai thác viên nên sử dụng đến giấy yêu cầu bảo hiểm. Khai thác viên sẽ căn cứ vào những thông tin thu thập được ở trong đơn yêu cầu bảo hiểm để quyết định có chấp nhận rủi ro hay không chấp nhận ở mức nào. Công việc này đòi hỏi khai thác viên phải có những kiến thức tổng hợp về nghiệp vụ nói chung và lĩnh vực xe cơ giới nói riêng. Có như vậy họ mới có thể nhận thức được các rủi ro và kiểm soát chúng. Việc chấp nhận rủi ro ở mức độ nào kết hợp với các điều khoản mở rộng đặc biệt sẽ khắc phục đắc lực cho công việc xác định điều kiện và phạm vi bảo hiểm.

* Chính sách tăng cường chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm đối với loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một khái niệm trừu tượng, có thể hiểu là sản phẩm bảo hiểm này khi đã được bán cho khách hàng thì người bảo hiểm phải quan tâm, chăm sóc khách hàng sau khi bán cũng như trước khi bán, có như vậy mới tạo được lòng tin của họ, từ đảm bảo uy tín của công ty.

Duy trì khách hàng, mục đích là để khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm 1 dã ký kết, đồng thời là một trong những cách truyền bá tốt nhất về sản phẩm 1 cua Công ty, giảm được chi phí quảng cáo, tìm kiếm khách hàng. Có như vậy 1 khách hàng cũng sẽ không ngần ngại khi phải bỏ ra một khoản phí lớn khi cán bộ khai thác có những thái độ quan tâm, chăm sóc khách hàng... Có thể nói chính sách này luôn được các khai thác viên của Cty Bảo hiểm áp dụng một cách triệt để, qua đó nâng cao uy tín của DNBH trên thương trường.

* Chính sách thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan hữu trách

Để đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất, giảm thiểu rủi ro và chống gian lận trong hồ sơ của khách hàng, công ty bảo hiểm phải có một môi quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu trách như: cảnh sát giao thông, các giám định bồi thường là cơ quan chuyên trách...

Bảo hiểm xe cơ giới được chia thành hai mảng đó là bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba và bảo hiểm vật chất xe. Hiện nay, Bộ Tài Chính đã quy định bảo hiểm TNDS của chủ xe là một loại hình bảo hiểm bắt buộc, còn loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tự nguyện và hoàn toàn phụ thuộc vào phía khách hàng.

Đối với mô tô do giá trị của xe không lớn cộng với thu nhập của chủ xe không lớn nên ít người tham gia bảo hiểm vật chất xe. Còn với Ô tô, phí tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe chỉ khoảng 200.000 - 800.000đ/xe, trong khi đó phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe khoảng 2 triệu đến 6 triệu/xe, tuỳ thuộc vào STBH. Giá trị của xe càng lớn thì STBH càng cao. Đây là những khoản tiền khá lớn mà các chủ xe không muốn bỏ ra, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác khai thác nghiệp vụ. Bên cạnh đó, công ty Bảo Việt Hà Nội đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều công ty bảo hiểm khác đóng tại địa bàn Hà Nội như: PTI, PJICO, PVIC, Bảo Minh, ... làm cho doanh thu của công ty từ nghiệp vụ này bị chia sẻ bớt với các công ty trên. Trước tình hình đó, Bảo Việt Hà Nội đã có nhiều cố găng, nỗ lực để

khắc phục mọi khó khăn không ngừng tăng lên qua các năm và liên tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu phí nghiệp vụ này.

2.2.1.2. Tinh hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việc (2004 - 2008)

Bảng 2.2: Tình hình THKH khai thác BHXCG tại Bảo Việt (2004 - 2008)

Năm Doanh thu kế hoạch (tỷ đồng) Doanh thu thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2004 574,35 725,4 126,3 2005 825,27 719,8 87,22 2006 654,40 704,4 107,64 2007 730,55 903,4 123,66 2008 809,95 960,6 118,60

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy trừ năm 2005, các năm còn lại Công ty đều hoàn thành kế hoạch đề ra. Năm 2004 có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao nhất đạt 126,3% cụ thể doanh thu phí nghiệp vụ mà Công ty đặt ra trong năm 2004 là 574.35 tỷ thi đến cuối năm công ty đạt 725.4 tỷ đồng tăng 151.05 tỷ đồng về tuyệt đối. Năm 2007 là năm mà Công ty thực hiện hơn kế hoạch 23,66% bởi rất nhiều yếu tố (tỷ lệ bồi thường thấp, kinh tế đất nước đi lên thuận lợi cho việc khai sthác bảo hiểm xe cơ giới: Năm 2007, doanh thu phí thực hiện tăng 199 tỷ đồng so với doanh thu phí thực hiện năm 2006, hơn 172,85 tỷ đồng so với doanh thu phí kế hoạch cùng năm tăng tương ứng 23,66% so với kế hoạch).

Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch khai thác nghiệp vụ của Công ty không đồng đều qua các năm do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo - hiểm dẫn đến việc đề ra kế hoạch thực hiện cũng như việc thực hiện kế hoạch của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn.

2.2.1.3. Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS đối với người thứ ba tại Bảo Việt (2006 - 2008)

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động khai thác BHVCXCG (2006 - 2008)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Σ số xe tham gia bảo hiểm xe cơ giới

tại Cty (chiếc)

Tốc độ tăng liên hoàn

187.340 - 226.984 21,16 246.941 8,79 Số xe tham gia bảo hiểm vật chất

(chiếc)

Tốc độ tăng liên hoàn

17.272 17.860 3,4 21.170 18,4 Doanh thu phí NV BH vật chất xe (tỷ đồng) 76,69 80,37 98,86 Doanh thu phí bình quân vật chất xe

(trđ/xe)

4,44 4,50 4,67

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Việt (2006 - 2008)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số xe tham gia bảo hiểm TNDS

(chiếc)

Tốc độ tăng liên hoàn

25.243 - 25.270 0,13 37.250 47,4 Doanh thu phí BH TNDS xe (tỷ đồng) 26,00 26,79 40,23 Doanh thu phí bình quân TNDS xe

(trđ/xe)

1,03 1,06 1,08

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)

Qua bảng 2.3 và bảng 2.4 ta thấy số xe tham gia loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới và trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba tăng dần trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng liên hoàn năm 2007 so với nă 2006 là 21,16% là lớn do năm 2007 số lượng xe tham gia giao thông trên địa bàn thành phố tăng cao, đến năm 2008 thì số xe tham gia giao thông là 246.941 tăng 8,79% so

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w