cấu hạ tầng ở nông thôn và tạo việc làm cho người lao động
Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược tạo việc làm, tăng cường sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn của tỉnh, tất yếu đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn cho khu vực này. Trong thời gian qua đầu tư của tỉnh cho nông nghiệp và nông thôn vẫn ở mức thấp và cũng có sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Nhiều cơ sở sản xuất, các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đều nằm trong tình trạng thiếu vốn. Mặt khác, lượng vốn đầu tư cần thiết để tạo việc làm cho lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn không phải là nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh và sử dụng như thế nào cho hiệu quả nguồn vốn quý giá đó.
Thứ nhất, tỉnh cần có chính sách huy động vốn đầu tư từ mọi nguồn lực, gồm cả nguồn vốn trong và ngoài tỉnh bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn của các doanh nghiệp, vốn của các dự án, viện trợ … trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nền tảng chủ yếu, tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế cho nông nghiệp và nông thôn. Một vấn đề nữa là cần có chính sách khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cho nông nghiệp và nông thôn. Sự gia tăng của nguồn vốn này sẽ góp phần quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và giải quyết việc làm. Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua gửi tiền tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu …
Bên cạnh đó, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh có thể đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở một số vùng nông thôn (đặc biệt là các xã nghèo,
đặc biệt khó khăn) các công trình thủy lợi, cải tạo đất, các chương trình phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng, quy hoạch, xây dựng và mở rộng thị trấn, thị tứ, trung tâm thương mại dịch vụ trong đó đặc biệt coi trọng các dự án trực tiếp thu hút lao động và tạo nhiều việc làm cho nông dân.
Thứ hai, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đồng vốn. Mục tiêu của cơ chế chính sách trong những năm tới của nhà nước là tập trung vào việc thúc đẩy chuyển dịch và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát huy nội lực, hướng vào phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động và ưu tiên cho xuất khẩu, thúc đẩy và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên, đầu tư vốn cho nông nghiệp của tỉnh phải hướng vào việc đa dạng hóa cây trồng, tập trung vào những mặt hàng có tính cạnh tranh cao trên cơ sở đặc điểm sinh thái và lợi thế phát triển của từng vùng trong tỉnh. Đồng thời, cần tập trung vào nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chế biến nông sản và phát triển kinh tế trang trại …
Kết cầu hạ tầng kinh tế nông thôn là nhân tố quan trọng có tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, dịch vụ của kinh tế nông thôn, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn là điều kiện tiên quyết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, là tiền đề cơ bản giúp cho việc sản xuất, giao lưu hàng hóa giữa các vùng, miền và từ đó góp phần quan trọng cho việc tạo mở và giải quyết việc làm trong khu vực này. Vì vậy, tỉnh tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho các xã, các huyện trong vùng nông thôn của tỉnh. Cần ưu tiên đầu tư để xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi kết hợp cung cấp nước sạch và phòng chống thiên tai, phát triển mạng lưới điện …
- Về hệ thống giao thông: Cần phát huy tối đa lợi thế về địa lý và tự nhiên của tỉnh để phát triển hạ tầng giao thông vận tải, hợp lý, đồng bộ và hiện đại tạo thành mạng lưới giao thông vận tải liên hoàn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 282, 295, 271, 280, các tuyến vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp các nút giao thông 270, 271, quốc lộ 38. Phấn đấu đến năm 2010 nhựa hóa
(bê tông hóa) 90% hệ thống giao thông nông thôn. Các đường làng, ngõ xóm vận dụng cơ chế "Nhà nước và nhân dân cùng làm" bê thông hóa và cấp phối 100%.
- Tiếp tục củng cố, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình đầu mối đảm bảo ưu tiên cho các vùng ngập úng (ở các huyện Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình), tưới cho 100% diện tích gieo trồng trong đó chủ động tưới 65% diện tích. Tiếp tục kiên cố hóa kênh mương và cứng hóa mặt đê sông Đuống, sông Cầu; cải tạo và nâng cấp thủy lợi Nam Đuống, Hữu Đuống.
- Về cung cấp điện cho nông thôn: Cần tăng cường điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm lưới điện cao áp, hạ áp và nâng cấp mạng lưới điện hiện có để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Trước mắt cần xây dựng trạm 220 KV Bắc Ninh với công suất 1 x 125 MVA, trạm 110 KV khu công nghiệp Quế Võ, Tiên Sơn. Xây dựng 35 Km đường dây 110 KV mạch vòng Phố Mới - Thuận Thành - Tiên Sơn 160 Km đường dây trung áp 10-22-35 KV, 352 trạm biến phân phối công suất 55 MVA... Ngoài ra cần kết hợp mở rộng mạng lưới điện với tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện.
- Trong thời gian tới, để nâng cao năng lực nguồn nhân lực thì vấn đề quan trọng là mở rộng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tâng khác như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... ở các thôn, xã trong tỉnh nhằm thỏa mãn các nhu cầu phát triển toàn diện của người nông dân.
Trên phương diện tổng thể, Bắc Ninh cần tiến hành đổi mới quản lý những hoạt động của kết cấu hạ tầng để tạo ra những dịch vụ có hiệu quả hơn đối với người dân và kéo dài tuổi thọ của các công trình, đồng thời khuyến khích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, phát huy mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện căn bản nhằm tạo mở việc làm và chính những công trình xây dựng này cũng trực tiếp tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong tỉnh.