+ Quy mô dân số và lực lượng lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với cả nước (1,08% năm 2004), dân số nông thôn Bắc Ninh tương đối ổn định nhất là những năm gần đây (năm 2003: 868.252 người, năm 2004: 856.661 người, năm 2005: 998.330 người), dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong dân số toàn tỉnh, năm 1997 chiếm 91,20% so với dân số toàn tỉnh, năm 2000 chiếm 89,44%, năm 2003 chiếm 88,72%, năm 2004 giảm hơn 1% còn 87%, năm 2005 là 86,7%. Như vậy, mặc dù đã có sự phát triển tương đối nhưng khu vực đô thị ở Bắc Ninh chưa đủ sức thu hút làm giảm đáng kể tỷ trọng của dân số nông thôn.
Bảng 2.3. Quy mô dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2005 phân theo các huyện và thành phố
Đơn vị tính: 1000 người
STT Huyện, thành phố Dân số Thành thị Nông thôn
1 Thành phố Bắc Ninh 85,5 72,4 13,4 2 Huyện Yên Phong 147,8 15,3 132,5 3 Huyện Quế Võ 156,6 7,3 149,3 4 Huyện Tiên Du 132,5 11,5 121,0 5 Huyện Từ Sơn 125,0 5,8 119,2 6 Huyện Thuận Thành 144,0 11,4 132,6 7 Huyện Lương Tài 108,5 9,4 94,1 8 Huyện Gia Bình 103,1 7,1 96,0 998,3 139,9 858,4
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2005.
+ Xét theo giới tính, giai đoạn 2000 - 2005 cũng có sự thay đổi rõ rệt cả ở khu vực thành thị và nông thôn.
- Tính chung toàn tỉnh, tỷ trọng lao động nữ có xu hướng giảm (từ 53% năm 2000 xuống còn 52,1% năm 2004).
- Có sự khác biệt rõ rệt về xu hướng biến động cơ cấu lực lượng lao động chia theo giới tính giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh: ở khu vực thành thị, tỷ lệ lao động nữ có xu hướng tăng (từ 50,5% năm 2000 lên 51,2% năm 2005), ở khu vực nông thôn lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại, tỷ lệ lao động nữ có xu hướng giảm (từ 53,3% năm 2000 xuống còn 52,1% năm 2005).
Dân số nông thôn tỉnh Bắc Ninh có xu hướng già đi, năm 2000 số dân trong độ tuổi dưới 14 là 34,1%, năm 2003 là 29,58%, năm 2005 chỉ còn 26,6%; Từ 60 tuổi trở lên chiếm 14,9% (năm 2005) so với 2003 là 12,1% và 2000 là 10,3% (do tuổi thọ tăng cao, do việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình - tình trạng gia đình có 5 - 6 con hầu như không có mà phổ biến là từ 1 - 2 con), dân số trong độ tuổi từ 15 - 59 năm 2005 là 58,5% - đây chính là lực lượng dân số năm trong lứa tuổi lao động.
+ Sự tăng lên của dân số nói chung là cơ sở cho sự gia tăng của nguồn lao động, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng tăng lên nhanh chóng, năm 2000 là 496.185 người, năm 2003 là 521.468 người, đến năm 2005 là 532.915 người.
Cũng như dân số nông thôn, lao động ở nông thôn cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của tỉnh, năm 2005 là 435,553 người chiếm 86,7%, nhìn chung tỷ trọng này có xu hướng giảm: năm 2000 lao động khu vực nông thôn chiếm 89,44% ( 501.533 người448.616 người );
năm 2003 chiếm 88,68% (462.414 người
521.468 người ); năm 2004 tỷ lệ này là 87,13% (
458.888 người 526.676 người ) [2], [5], [6], [7].