Kinh nghiệm của Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh pptx (Trang 26 - 28)

Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp, dân số đông đúc, nguồn lao động dồi dào (hơn 1,8 triệu) nhưng chất lượng lao động thấp: năm 1997 tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 13,26%, tốt nghiệp tiểu học và THCS là 70,11%, tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ có 16,63%. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đạt 12,1%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên là 2,01%, trung cấp chuyên nghiệp là 5,12%, công nhân kỹ thuật là 5,05%. Nguồn lao động phân bố không đều, chủ yếu tập trung cho các ngành nông - lâm - ngư nghiệp (trên 83%), lao động làm việc trong các ngành thương mại dịch vụ chỉ chiếm 4%. Hàng năm toàn tỉnh có trên 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, thời gian lao động trong năm mới sử dụng đạt khoảng 70%.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như: cây thuốc lá, cây mía, cây dứa... Đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản, thành lập các cơ sở sản xuất mới, mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mở rộng diện tích cây vụ đông...

Trong 3 năm 2001 - 2003 Thanh Hóa đã tạo thêm việc làm mới cho hơn 9 vạn lao động và hàng vạn lao động có việc làm đầy đủ hơn, nâng hệ số sử dụng lao động ở nông thôn từ 66,7% năm 1996 lên 74,2% năm 2003.

Kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn được thể hiện như sau:

- Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời gắn các chương trình kinh tế xã hội với chương trình giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông nghiệp nông thôn.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, từng bước thay đổi cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ đào tạo công nhân kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, cơ khí, dịch vụ. Khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn, khuyến khích các cơ sở tư nhân mở trường lớp dạy nghề nhất là truyền nghề truyền thống của địa phương.

- Tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm trên cơ sở củng cố và tăng cường các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn cho người lao động chọn nghề học, hình thức học, nơi làm việc và tư vấn về pháp luật lao động. Đồng thời cung cấp thông tin về thị trường lao động và người sử dụng lao động, tổ chức cung ứng lao động theo quy định của luật pháp lao động.

- Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại,

kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm của tỉnh và Ban chỉ đạo giải quyết việc làm ở ba cấp tỉnh, huyện, xã.

- Có chính sách ưu tiên phát triển sản xuất như: tạo điều kiện thuận lợi cho thuê mướn địa điểm sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế trong thời gian đầu cho các mặt hàng mới, nhất là các mặt hàng sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương. Củng cố quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy mọi thành phần kinh tế mới theo hướng đầu tư  sản xuất  thu mua  chế biến  tiêu thụ sản phẩm. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác trên cơ sở hoạt động kinh tế, điều hòa lợi ích thỏa đáng giữa người sản xuất nguyên liệu với người chế biến ra thành phẩm...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh pptx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)