Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng 1 Khái niệm:

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại (Trang 27 - 30)

3.1. Khái niệm:

Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng là việc thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận và đánh giá tính thích hợp, tính hiệu quả của hệ thống kế toán, hệ thống các cơ chế, quy chế quy định, biện pháp và các hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cũng như chất lượng thực thi những trách nhiệm được giao.

3.2. Kiểm toán một số nghiệp vụ chủ yếu trong ngân hàng. 3.2.1. Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng: 3.2.1. Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng:

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng đồng thời nó cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy khi tiến hành kiểm toán phải quan tâm đến các vấn đề chủ yếu:

+Kiểm toán tư cách pháp lý, khả năng tài chính của khách hàng. +Kiểm toán cơ cấu tín dụng và đưa ra nhận định về rủi ro

+Kiểm toán tài sản đảm bảo tín dụng về tính pháp lý, về giá trị, khả năng phát mại.

+kiểm toán quy trình xét duyệt, hồ sơ tín dụng, hồ sơ thẩm định, giám sát tín dụng...

3.2.2. Kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

Kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối là toàn bộ các giai đoạn từ giao dịch kinh doanh đến tất toán, hạch toán và giám sát kinh doanh.

- Kiểm toán sự phân tách chức năng cả về khía cạnh tổ chức lẫn chức năng của bộ phận chia dịch với các bộ phận khác trong kinh doanh ngoại hối, vì do đặc

điểm của kinh doanh ngoại hối việc phân tách chức năng như đã trình bày trên là cách thức tổ chức để có thể kiểm soát rủi ro trong kinh doanh.

- Kiểm toán tính phù hợp với thị trường của các giao dịch đã thực hiện.

- Kiểm toán quy trình luân chuyển chứng từ, chuyển giao các dữ kiện giao dịch giữa các bộ phận F.O và B.O, quy trình gửi và nhận các xác nhận với đối tác giao dịch.

- Kiểm toán việc đưa các dữ liệu vào hệ thống hạch toán.

- Kiểm toán quản lý điều tiết rủi ro trong kinh doanh để đảm bảo rằng cách thức quản lý rủi ro cũng như chi phí phòng ngừa rủi ro mà ngân hàng đã chi ra là thoả đáng, đặc biệt lưu ý đến hệ thống hạn mức kinh doanh, giới hạn lỗ trong kinh doanh.

3.2.3. Kiểm toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng nhà nước.

- Kiểm toán xem mọi khoản tiền có được đảm bảo thu đầy đủ vào ngân quỹ. - Kiểm toán xem tất cả các khoản chi đều được chi đúng với mục đích, được phê chuẩn và có sự ghi chép đúng đắn.

- Kiểm toán xem số dư tiền quỹ hợp lý để đảm bảo chi trả cho nhu cầu rút tiền của khách hàng.

- Kiểm toán xem số dư tiền tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có phải là số dư thực.

- Kiểm toán giữa số dư thực tế (tại quỹ) với số dư tiền tài khoản.

3.2.3. Kiểm toán hoạt động đầu tư:

- Kiểm toán xem việc đầu tư có tuân theo các quy định đầu tư của cáp có thẩm quyền.

- Các quyết định đầu tư có sự phê chuẩn đúng, hợp lý, phù hợp với điều kiện thị trường như giá, thời hạn giao dịch...

- Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi sổđúng đắn, hợp lý.

- Các khoản đầu tư được định giá đúng đắn, hợp lý, các khoản thua lỗ được trích lập dự phòng đầy đủ.

3.2.5. Kiểm toán nghiệp vụ huy động vốn.

- Kiểm toán xem các nghiệp vụ tiền gửi được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời.

- Kiểm toán xem bộ phận tiền gửi có thực hiện đúng nguyên tắc kế toán: Tổng phát sinh nợ phải bằng phát sinh có và được phản ánh chính xác vào tài khoản.

- Kiểm tra số dư tài khoản với thực tế khách hàng đã gửi.

- Xem xét xem bộ phận nghiệp vụ huy động vốn có thực hiện đúng quy định quy chế của ngân hàng và của pháp luật.

3.2.6. Kiểm toán nghiệp vụ L/C:

- Kiểm toán quy trình mở và thanh toán L/C.

- Việc thực hiện thẩm quyền trong khi mở L/C của cán bộ nghiệp vụ và người quản lý.

- Kiểm toán xem có thực hiện đúng so với hệ thống hạn mức tại thời điểm kiểm toán.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Kiểm toán và kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)