4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3 Ảnh hưởng của ánh sáng tới khả năng tồn tại nảy mầm của bào tử mốc sương
mốc sương.
Bào tử phân sinh là nhân tố chính cho sự lây lan của bệnh mốc sương trên đồng ruộng. Khả năng nảy mầm của bào tử phân sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố : nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng mặt trời. Cường độ ánh sáng mặt trời ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm của các bào tử. Nấm mốc sương khi tấn công lá cà chua hay khoai tây đều hình thành bào tử ở mặt dưới của lá vì ánh sáng trực xạ thường không tiếp xúc được với bào tử phân sinh trong giai đoạn này. Tuy vậy do phương thức lan truyền bệnh là qua bào tử phân sinh : bào tử phân sinh rời khỏi cuống sinh bào tử nhờ gió và lan truyền tới các cây kí chủ khác. Trong quá trình lan truyền nhờ gió này khả năng nảy mầm của bào tử phân sinh bị ảnh hưởng rất nhiều. Chỉ tiêu ánh sáng ảnh
hưởng tới khả năng nảy mầm của bào tử phân sinh là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong dự tính dự báo bệnh hại này.
Sau khi thu thập mẫu bệnh từ các địa phương, xác định chủng nấm của các isolate này chúng tôi tiến hành thí nghiệm về cường độ ánh sáng mặt trời ảnh hưởng tới sự nảy mầm của bào tử phân sinh các isolate. Các thời điểm được chọn trong thí nghiệm là các thời điểm ánh sáng mặt trời có hàm lượng tia UVB cao nhất trong ngày. Vì trong các loại tia của ánh sáng mặt trời tia UVB có khả năng tiêu diệt cao nhất đối với các loài vi sinh vật nói chung cũng như nấm mốc sương nói riêng. Thí nghiệm với các isolate chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.3 và các hình 4.2 :
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với khả năng nảy mầm của P. infestans trong các điều kiện khác nhau trong những thời điểm khác nhau trong ngày.
Thời tiết
Vị trí Tỉ lệ nảy mầm bào tử sau thời điểm thí nghiệm trong những mốc thời gian trong ngày (%)
9 giờ-11 giờ 10giờ-12giờ 11giờ-13giờ 12giờ-14giờ
Sau 0 phút Sau 60 phút Sau 120 phút Sau 0 phút Sau 60 phút Sau 120 phút Sau 0 phút Sau 60 phút Sau 120 phút Sau 0 phút Sau 60 phút Sau 120 phút Ngày nắng Trực xạ 100 21 10.3 100 18.3 9.6 100 10.6 8.6 100 4.6 4.3 Bóng râm 100 25.6 14.3 100 22 11.3 100 15.3 9.6 100 10.3 9.6 Đ/c 100 98.6 98.3 100 99.3 99.6 100 98.3 98.3 100 98.6 99.3 Ngày râm Trực xạ 100 43.3 26,6 100 36.6 19 100 25 16.6 100 20.6 15.3 Bóng râm 100 50.6 39 100 45 30.6 100 37.6 25.6 100 30 23 Đ/c 100 97.6 98.3 100 98.3 97.6 100 100 98.6 100 99 98.6
Hình 4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với khả năng nảy mầm của
P. infestans trong các điều kiện khác nhau trong những thời điểm khác
nhau trong ngày với điều kiện thời tiết khác nhau.
Từ kết quả của thí nghiệm chúng tôi nhận thấy ánh nắng trực xạ có ảnh hưởng tới sự nảy mầm của bào tử phân sinh của các isolate nấm mốc
sương thu thập được trong vụ đông xuân 2008-2009.
Đối với thí nghiệm tiến hành trong điều kiện ngày nắng (600W/m2) khả năng nảy mầm của bào tử giảm mạnh sau 2 giờ. Tỉ lệ nảy mầm bào tử phân sinh có thể giảm tới 97,6% (trong thí nghiệm từ 12giờ-14 giờ chiều) đối với các mốc thời gian còn lại sau 2 giờ tỉ lệ nảy mầm cũng chỉ đạt xấp xỉ 10%.
Ảnh hưởng của thời điểm trong ngày tới sự nảy mầm của bào tử phân sinh nấm mốc sương trong ngày nắng chúng tôi nhận thấy các thời điểm càng tiến tới 12 giờ khả năng nảy mầm của bào tử nấm cũng giảm dần. Trong công thức để dưới ánh nắng trực xạ, trong thời điểm 12 giờ-14 giờ khả năng nảy mầm của nấm đạt thấp nhất trong các công thức thí nghiệm.
Công thức đặt trong bóng râm cũng cho kết quả tương tự khi khả năng nảy mầm của bào tử nấm cũng giảm mạnh sau 2 giờ nhưng mức độ giảm không cao như công thức đặt dưới ánh sáng trực xạ. Vậy ánh sáng tán xạ trong ngày nắng cũng có tác động tới khả năng nảy mầm của bào tử phân sinh nấm mốc sương. Về sự ảnh hưởng các thời điểm trong ngày tới khả năng nảy mầm của bào tử phân sinh của ánh sáng tán xạ cũng tương tự như trong thí nghiệm với ánh sáng trực xạ nhưng mức độ ảnh hưởng thấp hơn.
Trong ngày nắng ảnh hưởng của ánh sáng trực xạ cũng như tán xạ tới bào tử là khá cao, trong các thời điểm thí nghiệm thời điểm từ 12giờ-14giờ ánh sáng mang lại hiệu quả làm chết bào tử phân sinh là cao nhất.
Thí nghiệm trong ngày râm (nhiều mây) sau 2 giờ của các công thức thí nghiệm cho tỉ lệ nảy mầm >15%. Công thức đặt trong bóng râm tỉ lệ nảy mầm sau 2 giờ có thể còn tới 20%.
Vậy ánh sáng trực xạ hay tán xạ có ảnh hưởng lớn tới sự nảy mầm của bào tử nấm mốc sương. Sau 2 giờ dưới ánh sáng trực xạ tỉ lệ nảy mầm có thể chỉ là 4,3%. Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi cũng nhận thấy khả năng nảy mầm của bào tử nấm giảm rõ rệt sau 1 giờ và thời điểm 12giờ-14giờ là
thời điểm ánh sáng có ảnh hưởng mạnh nhất tới khả năng nảy mầm của nấm. Từ những kết luận trên chúng tôi thử nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng trực xạ, tán xạ trong thời điểm 12giờ-13giờ trong ngày, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.4 và hình 4.3:
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của ánh sáng tới khả năng nảy mầm của bào tử nấm mốc sương trong khoảng thời gian từ 12-13 giờ trong ngày. Thời tiết Vị trí Tỉ lệ nảy mầm bào tử sau các khoảng thời gian (%)
0 phút 15 phút 30 phút 45 phút 60 phút Ngày nắng Trực xạ 100 34.6 19.6 10 4.3 Bóng râm 100 78.6 45.3 21.6 11.3 Đ/c 100 100 99.6 99 98.6 Ngày râm Trực xạ 100 50.6 37.3 21.3 19.6 Bóng râm 100 80.3 68.6 40.6 30.3 Đ/c 100 100 100 99.6 99
Hình 4.3. Ảnh hưởng của ánh sáng tới khả năng nảy mầm của bào tử nấm trong khoảng thời gian từ 12-13 giờ trong ngày
đặt bào tử phân sinh dưới ánh sáng trực xạ khả năng nảy mầm của bào tử giảm rõ rệt nhất là sau 15 phút đầu tiên được đưa ra ánh sáng tỉ lệ nảy mầm có thể giảm tới hơn 70%. Với thí nghiệm tiến hành trong ngày trời râm 15 phút đầu tiên sau khi tiếp xúc với ánh sáng tỉ lệ nảy mầm của bào tử cũng giảm tới 50%.
Trong thí nghiệm ngày nắng và ngày râm công thức đặt dưới ánh sáng tán xạ cho tỉ lệ nảy mầm của bào tử phân sinh giảm chậm.
Kết luận : Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự nảy mầm của bào tử phân sinh nấm mốc sương. Bào tử phân sinh nấm mốc sương có thể mất khả năng nảy mầm tới 70% sau 15 phút dưới ánh sáng trực xạ. Trong các thời điểm thử nghiệm, thời điểm 12-14 giờ ánh sáng có tác động mạnh nhất tới khả năng nảy mầm của bào tử nấm. Ánh sáng tán xạ cũng có tác động tới khả năng nảy mầm của bào tử nấm nhưng không mạnh bằng ánh sáng tán xạ. Cường độ ánh sáng cũng có tác động tới khả năng nảy mầm của bào tử phân sinh: trong những ngày nắng (cường độ ánh sáng cao) khả năng nảy mầm của nấm thấp hơn so với ngày râm (cường độ ánh sáng thấp).
WA trong thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng tới sự nảy mầm bào tử 4.4 Nghiên cứu thời gian tiềm dục của bệnh trên một số giống cà chua,
khoai tây
Thời kì tiềm dục của nấm mốc sương không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố ngoại sinh như nhiệt độ, ẩm độ mà còn phụ thuộc vào các yếu tố sinh học như độc tính của kí sinh và độ cảm nhiễm của kí chủ. Thời gian tiềm dục là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu tương quan giữa nấm và kí chủ. Trên các giống khác nhau thời gian tiềm dục có thể khác nhau phụ thuộc vào tính nhiễm của cây đối với nấm. Trên 1 giống khoai tây các isolate khác nhau có thể có thời kì tiềm dục khác nhau điều đó thể hiện tính độc khác nhau giữa các isolate. Đối với nấm mốc sương chỉ tiêu này là một trong những yếu tố quan trọng trong dự tính dự báo
bệnh hại trên đồng ruộng.
Thí nghiệm trên các giống cà chua với các isolate nấm mốc sương thu được trong vụ đông xuân 2008-2009 chúng tôi thu được các kết quả như sau (bảng 4.5, hình 4.5).
Bảng 4.5. Thời kì tiềm dục (ngày) của các isolate nấm P. infestans trên một số giống cà chua.
Giống Thời kì tiềm dục(ngày)
Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09
Money maker 3.14±0.14 3.15±0.10 3.10±0.15 3 ±0.11 Santa clara 3.23±0.10 3.19±0.09 3.22±0.15 3.20±0.13 Uc 3.63±0.13 3.50±0.15 3.56±0.10 3.42±0.14 TL 10 3±0.12 3.13±0.14 3.15±0.09 3±0.16 T620 3.02±0.15 3±0.10 3.04±0.08 3±0.09 Tl 19 3.02±0.20 3.03±0.10 3.04±0.12 3.02±0.05 T6 3.06±0.09 3.06±0.11 3.07±0.07 3.05±0.10 CNL 4.2±0.11 4.3±0.09 4.23±0.10 4.19±0.08 Rachal 3.38±0.08 3.3±0.12 3.4±0.14 3.2±0.10 VL 2500 3.14±0.14 3.1±0.10 3.09±0.12 3.05±0.09
Hình 4.5. Thời kì tiềm dục (ngày) của các isolate nấm P. infestans trên một số giống cà chua.
Trên các giống cà chua thí nghiệm chúng tôi nhận thấy thời kì tiềm dục của nấm từ 3-4.3 ngày tuỳ thuộc vào độ cảm nhiễm của từng giống. Phần lớn các giống
cà chua sử dụng trong thí nghiệm đều có thời kì tiềm dục xấp xỉ 3 ngày, một số giống thời kì tiềm dục kéo dài hơn có thể 3,5 ngày (giống UC) thậm chí với giống chịu bệnh CNL thời kì tiềm dục có thể lên tới 4,3 ngày.Giống VL 2500 là giống có tiềm năng năng suất cao nhưng cũng nhiễm bệnh.
Các isolate không khác biệt trong thời gian tiềm dục. Hầu hết các isolate cho kết quả tương tự nhau khi lây nhiễm trên cùng 1 giống. Đối với một số giống như Money maker, santa clara, TL 10,TL 19, T620, T6, Rachal các isolate đều thể hiện tính độc cao với thời kì tiềm dục ngắn. Với giống UC các isolate cùng biểu hiện bệnh muộn hơn, giống CNL cho thời gian tiềm dục dài nhất với tất cả các isolate.
Các giống cà chua trong thí nghiệm đều có tính nhiễm đối với nấm mốc sương, thời kì tiềm dục của nấm thường là 3 ngày đối với các giống mẫn cảm với bệnh như :TL 10,TL 19, T620, T6, Rachal,VL 25000 ; giống CNL có tính chịu bệnh nhất định với thời kì tiềm dục trung bình là 4,2 ngày.
Thí nghiệm cũng được thực hiện trên một số giống khoai tây kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.6. hình 4.6 :
Bảng 4.6. Thời kì tiềm dục của các isolate nấm P. infestans trên một số giống khoai tây.
Giống Thời kì tiềm dục (ngày)
Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09
Diamant 4.7±0.21 4.72±0.19 4.7±0.22 4.7±0.21 Atlantic 4.5±0.2 4.4±0.23 4.45±0.21 4.43±0.22 Taurus 4.74±0.21 4.72±0.19 4.69±0.18 4.8±0.3 Solara 4.91±0.20 4.89±0.19 4.85±0.22 4.94±0.18 PO3 - - - - TFL 1867 4.78±0.2 4.73±0.25 4.75±0.18 4.9±0.31
Hình 4.6. Thời kì tiềm dục của các isolate nấm P. infestans trên một số giống khoai tây.
Trong 6 giống khoai tây thí nghiệm 5 giống nhiễm bệnh và 1 giống kháng bệnh.Các giống nhiễm có thời kì tiềm dục từ 4-5 ngày dài hơn thời kì tiềm dục trên các giống cà chua. Giống PO3 thể hiện tính kháng tốt khi không nhiễm bệnh bằng lây nhân tạo. Giống nhiễm Diamant nhiễm cả 4 isolate thí nghiệm kể cả isolate thu thập trên cà chua. Giống Atlantic mới cải tiến cho năng xuất cao đang được trồng phổ biến cũng nhiễm bệnh. Giống Solara là giống khoai có khả năng kháng với héo xanh nhưng lại thể hiện tính nhiễm với nấm mốc sương.
Các isolate đều có khả năng gây bệnh trên khoai tây đối với các giống Diamant, Atlantic, Taurus, Solara và TFL 1867 thời kì tiềm dục của các isolate không sai khác nhau đáng kể.
giống khoai tây) khảo sát trong thí nghiệm phần lớn có tính nhiễm đối với bệnh mốc sương. Giống cà chua CNL thể hiện tính chịu bệnh, giống khoai tây PO3 thể hiện tính kháng tốt. Thời kì tiềm dục trung bình trên cà chua là từ 3-4 ngày, trên khoai tây là 4-5 ngày đối với các giống nhiễm. Thời gian tiềm dục của các isolate thu thập tại các tỉnh khác nhau không sai khác nhau nhiều. Các isolate thu thập có thể xâm nhiễm trên cả khoai tây và cà chua.
4.5 Nghiên cứu tốc độ phát triển của vết bệnh
Một chỉ tiêu quan trọng khác để xác định độc tính của nấm mốc sương hay xác định độ kháng nhiễm của cây kí chủ là chỉ tiêu về tốc độ phát triển vết bệnh. Nếu như chỉ tiêu về thời kì tiềm dục giúp ta dự báo được thời điểm bệnh xuất hiện trên đồng ruộng thì chỉ tiêu về tốc độ phát triển vết bệnh sẽ giúp chúng ta dự tính được mức độ bệnh trên đồng ruộng sau khi bệnh đã xuất hiện. Thí nghiệm trên một số giống cà chua chúng tôi thu được kết quả sau (bảng 4.7, hình 4.7) :
Bảng 4.7. Tốc độ phát triển của nấm P. infestans trên lá một số giống cà chua
Giống Tốc độ phát triển vết bệnh (mm2/24 giờ)
Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09
Money maker 7.2±0.78 7.5±0.32 7.8±0.45 7.4±0.52 Santa clara 8.6±0.62 8.7±0.52 8.3±0.44 8.1±0.56 Uc 5.12±0.37 5.10±0.34 5.15±0.30 5.13±0.26 TL 10 19.8±0.64 19.7±0.52 19.9±0.56 19.8±0.63 T620 17.2±0.55 17.4±0.75 17.3±0.64 17.6±0.71 Tl 19 16.8±0.51 17±0.59 16.7±0.76 17.3±0.51 T6 17±0.42 17.4±0.53 16.8±0.42 17.5±0.54 CNL 1±0.01 1±0.01 1±0.01 1±0.01 Rachal 6.2±0.76 6.3±0.55 6.5±0.76 6±0.45 VL 2500 8.2±0.45 8.1±0.55 8.3±0.61 8.4±0.56
Hình 4.7. Tốc độ phát triển của nấm P.infestans (mm2/24 giờ) trên một số giống cà chua.
Tốc độ phát triển của nấm khá khác nhau giữa các giống cà chua được khảo sát. Trên giống TL 10 tốc độ phát triển vết bệnh nhanh nhất trong các giống cà chua khảo sát, tốc độ phát triển vết bệnh có thể lên tới gần 2cm2/24 giờ. Trên các giống T620, TL19, T6 tốc độ phát triển vết bệnh ở mức cao từ 16.3-17.6 mm2/24 giờ. Một số giống: Money maker, Santa clara, VL2500, Rachal tốc độ phát triển vết bệnh ở mức trung bình 6-8.4 mm2/24 giờ.Trên giống CNL tốc độ phát triển vết bệnh chậm nhất 1mm2/24 giờ, vết bệnh sau khi xuất hiện phát triển rất hạn chế chỉ giới hạn trong đường gân nhỏ của lá. Giống UC có tốc độ phát triển vết bệnh ở mức trung bình nhưng vết bệnh thường không vượt qua đường gân chính giữa lá.
Các isolate thu thập không thể hiện sự khác biệt trong tốc độ phát triển vết bệnh trên lá cà chua.
khoai tây Diamant, Atlantic, Taurus, Solara, PO3, TFL 1867 với các isolate thu thập được trong vụ đông xuân 2008-2009 chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.8 và hình4.8:
Bảng 4.8. Tốc độ phát triển của nấm P. infestans trên lá một số giống khoai tây.
Giông Tốc độ phát triển (mm2/24 giờ)
Mix 1 Mix 2 Mix 3 Tom -09
Diamant 18 ± 0.95 18.2 ± 1.1 18.4 ± 0.98 17.8 ±0.97 Atlantic 11.7 ± 1.05 11.5 ± 0.99 11.2 ± 1 10.6 ± 0.95 Taurus 11.5 ± 0.98 11.7 ±0.78 11.6 ±0.97 10.5 ± 1.02 Solara 11.7 ± 0.95 11.5 ± 0.97 11.8 ± 0.92 9.88 ± 0.84 PO3 - - - - TFL 1867 11.2 ± 0.54 11.4 ± 0.59 11.3 ± 0.68 12.6 ± 0.61
Hình 4.8. Tốc độ phát triển của nấm P. infestans trên lá một số giống khoai tây
Tốc độ phát triển vết bệnh trên các giống khoai Atlantic, Taurus, Solara, TFL 1867 là xấp xỉ nhau vết bệnh phát triển với tốc độ nhanh 9- 12mm2/24 giờ. Giống Diamant tốc độ phát triển vết bệnh là rất nhanh >18mm2/24 giờ.
Tốc độ phát triển vết bệnh của các isolate thu thập trên khoai tây là tương tự như nhau nhưng với isolate thu thập trên cà chua tốc độ phát triển
vết bệnh chậm hơn. Tuy vậy với giống TFL 1867 tốc độ phát triển vết bệnh của isolate trên cà chua lại phát triển mạnh hơn so với các isolate thu thập trên khoai tây.
Kết luận: Tốc độ phát triển nấm mốc sương trên lá cà chua trung bình 10.78mm2/24 giờ trên khoai tây trung bình là 12.07mm2/24 giờ. Tốc độ phát triển vết bệnh trên giống CNL là chậm nhất, tốc độ phát triển vết bệnh nhanh