Đánh giá các giải pháp thông qua mô phỏng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG LUỒNG TRONG CÁC MẠNG AD HOC KHÔNG DÂY docx (Trang 76 - 77)

Các giải pháp đưa ra sẽ được dựa trên đánh giá bằng những mô phỏng sử dụng bộ mô phỏng mạng ns-2. Bảng dưới đây cho thấy những tham số được sử dụng cho bộ mô phỏng như sau:

Bảng 3.1. Các tham số mô phỏng

Thời gian mô phỏng 50 s

Kiểu Antenna Ommi directional

Mô hình lan truyền Free space & Two-ray

Dải truyền 250 m

Giao thức MAC IEEE 802.11b (RTS/CTS)

Băng thông môi trường cực đại 2 MBit/s

Kiểu vùng đệm FIFO, RR

Kích thước vùng đệm 50 pkts

Giao thức định tuyến DSDV

Kiểu lưu lượng UDP/CBR, TCP/FTP

Khoảng cách gói tin CBR 1-20 ms Kích thước cửa sổ cực đại TCP 20 pkts

Các đặc trưng được đánh giá với cả hai lưu lượng UDP/CBR và TCP/IP bao gồm thông lượng của những luồng riêng biệt, tổng thông lượng của mạng, công bằng cho mỗi luồng, và môi trường tiện ích. Để đo được công bằng cho mỗi luồng và môi trường tiện ích, độ đo được trình bày bởi (6) và (9) được sử dụng. Giả thiết rằng trong vấn đề công bằng, những mô hình mạng chỉ xem xét khi ở đó tất cả lưu lượng có tỷ lệ truyền tin giống nhau. Bằng mô phỏng, những đặc trưng của giải pháp đưa ra được so sánh với hai cơ chế gốc là cơ chế FIFO và cơ chế RR.

Bảng 3.2. Các đặc trưng riêng biệt của mỗi giải pháp

Các giải pháp Tầng liên kết Tầng MAC

Cơ chế FIFO Bộ lập lịch FIFO IEEE 802.11 b Cơ chế RR Bộ lập lịch RR IEEE 802.11 b Cơ chế đưa ra Bộ lập lịch RR Sự phối hợp

Như bảng 2 cho thấy, cả hai cơ chế gốc sử dụng IEEE 802.11 b tại tầng MAC. Tuy nhiên, trong tầng liên kết, cơ chế FIFO sử dụng FIFO làm cơ chế lập lịch, trong khi cơ chế RR sử dụng RR làm cơ chế lập lịch. Trong cơ chế đưa ra, số lượng gói tin tối đa được gửi trong một truy cập kênh đơn (Max_flow) được cố định là 4. Hai kiểu mô hình mạng được sử dụng để đánh giá khả năng thực thi đó là mô hình đơn chặng (được đánh giá ở nơi mà sự không công bằng cho mỗi luồng chủ yếu gây ra bởi tầng MAC) và mô hình đa chặng (được đánh giá tại nơi mà sự không công bằng cho mỗi luồng chủ yếu gây ra bởi tầng liên kết).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG LUỒNG TRONG CÁC MẠNG AD HOC KHÔNG DÂY docx (Trang 76 - 77)