Cô lập lưu lượng dữ liệu nguồn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG LUỒNG TRONG CÁC MẠNG AD HOC KHÔNG DÂY docx (Trang 55 - 56)

Việc sử dụng sự phối hợp hàng đợi mặc định trong phần lớn các thiết bị định tuyến, mỗi nút trong hình 2.4 có thể được mô hình như trình bày trong hình 2.5(a) (ví dụ, chỉ duy nhất một hàng đợi tầng mạng cung cấp cả hai luồng lưu lượng dữ liệu nguồn và lưu lượng dữ liệu chuyển tiếp). Việc giả thiết rằng hình 2.5 (a) trình bày các hàng đợi tầng mạng và MAC của nút 1 trong hình 2.4, f1 là luồng lưu lượng dữ liệu nguồn và f2, f3f4 là được chuyển tiếp. Tầng MAC cơ bản trình bày trong hình 2.5(a)-(d) là một mô hình phổ biến của chuẩn IEEE 802.11 như tầng MAC. Trong một mô hình như vậy, QoS không được hỗ trợ, nhưng sự công bằng tầng MAC tốt hơn được cung cấp. Với cơ chế hàng đợi cơ bản trong hình 2.5(a), nó làm sáng tỏ rằng luồng lưu lượng dữ liệu f1 sẽ nhận nhiều băng thông hơn và cuối cùng những luồng khác bị thiếu do tràn bộ nhớ.

Từ đó vấn đề này là nguồn gốc của sự kiện mà cả lưu lượng chuyển tiếp và lưu lượng dữ liệu nguồn chia sẻ chung một hàng đợi, giải pháp đầu tiên mà đi đến một ý kiến là sử dụng các hàng đợi khác nhau cho chuyển tiếp và cho lưu lượng dữ liệu nguồn và điều khiển chúng theo kiểu round-robin. Sự phối hợp này sẽ cô lập lưu lượng dữ liệu nguồn mà đang vượt trội lưu lượng dữ liệu chuyển tiếp và bảo vệ lưu lượng dữ liệu được chuyển tiếp từ sự thiếu hụt đang tồn tại khởi đầu từ một nút.

Trong mạng được trình bày trong hình 2.4, băng thông chia sẻ tối đa mà mỗi nút có thể nhận được tại tầng mạng (ví dụ, mỗi luồng hoặc băng thông mỗi người dùng) là G. Khi một số nút có mang lưu lượng dữ liệu chuyển tiếp cũng như lưu lượng dữ liệu của chính bản thân chúng, băng thông mà các nút 1,2,3 và 4 cần sử dụng tại tầng MAC tương ứng là 4G, 2G, G G. Tỷ lệ thông lượng tầng mạng bằng 1:1:1:1 và tỷ lệ thông lượng tầng MAC tương ứng bằng 4:2:1:1 có thể được duy trì khi tốc độ đưa ra tại mỗi nút ít hơn dung lượng của mạng. Tuy nhiên, khi tốc độ đưa ra tại mỗi nút tăng lên vượt quá dung lượng mạng, và cuối cùng mạng bão hoà (ví dụ, tất cả các nút chia sẻ như nhau băng thông tầng MAC do sự công bằng tầng MAC), kết quả là thông lượng cho mỗi luồng tại các nút 1-4 hội tụ lần lượt tới

N B 2 , N B 8 , N B 4 và N B 8 , ở đó B là thông lượng lý thuyết tối đa của mạng, và N=4 là số lượng các nút.

Hình 2.5. Những cơ chế hàng đợi thích hợp cho các mạng không dây đa chặng. (a) Hàng đợi tầng mạng đơn. (b) Hai hàng đợi công bằng tại tầng

mạng. (c) Hai trọng số hàng đợi tại tầng mạng. (d) Hàng đợi công bằng cho mỗi luồng tại tầng mạng.

Vì vậy, khi mạng bão hoà, tỷ lệ thông lượng cho mỗi luồng của các nút 1, 2, 3 và 4 là 4:1:2:1 và tỷ lệ thông lượng MAC cho mỗi nút là 1:1:1:1. Việc cô lập lưu lượng dữ liệu nguồn bằng cách đặt hai hàng đợi công bằng tại tầng mạng cho thấy vẫn còn đáng kể sự không công bằng thông lượng cho mỗi luồng, mặc dù sự phối hợp là đơn giản để thực hiện và ngăn chặn sự thiếu hụt nghiêm trọng về lưu lượng dữ liệu chuyển tiếp. Sự công bằng được bảo đảm với sự phối hợp này chỉ khi độ dài của một chuỗi không vượt quá hai bước nhảy.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG LUỒNG TRONG CÁC MẠNG AD HOC KHÔNG DÂY docx (Trang 55 - 56)