Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới 69 (Trang 62)

1.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

• Giá cả nguyên vật liệu

Trong giai đoạn thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay giá cả là một vũ khí cạnh tranh đầy sức mạnh của bất kỳ công ty nào. Giá cả nguyên vật liệu biến động sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Giá cả biến động là một khó khăn trong việc lập giá dự thầu của công ty, Công ty phải tính toán được sự biến động của giá cả để không bị lỗ nhưng giá dự thầu cũng phải là giá có tính cạnh tranh cao.

• Đối thủ cạnh tranh

Lĩnh vực xây dựng cơ bản là một lĩnh vực thế mạnh của nhiều công ty trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh, các công ty này không ngừng lớn mạnh và trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của công ty.

• Chính sách pháp luật của Nhà nước

Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của đát nước,hệ thống pháp luật của nước ta cũng đang từng bước được sửa đổi bổ sung để cho phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Do vậy trong giai đoạn nàu hệ thống pháp luật nước ta có nhiều thay đổi diễn ra khá nhanh, nhiều văn bản còn chồng chéo. Công ty luôn gặp khó khăn trong việc xác định chính xác sẽ thực hiện như thế nào và theo văn bản pháp luật nào. Hơn nữa, Nhà nước cũng đang có chính sách

chuyển đổi các Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần nên các văn bản pháp luật cho những công ty này còn có nhiều thiếu sót, chưa thực sự thống nhất. Chính sách ưu tiên cho sự chuyển đổi này vẫn chưa thực sự hiệu quả • Những tiêu cực trong đấu thầu

Trong một nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam, một nền kinh tế mà công tác đấu thầu còn là khá mới mẻ thì việc xảy ra những tiêu cực trong đấu thầu là điều khó có thể tránh khỏi. Do lối suy nghĩ từ thời bao cấp, do sự chưa hoàn thiện của pháp luật nên trong công tác đấu thầu còn nhiều kẽ hở cho những tiêu cực có thể phát huy, đó là sự thỏa thuận, móc nối thông tin để đặt giá dự thầu sao cho có lợi nhất cho công ty, đó là sự mất công bằng trong lựa chọn nhà thầu hay là cách suy nghĩ, lựa chọn nhà thầu chỉ dựa vào giá dự thầu thấp nhất mà chưa quan tâm thực sự đến chất lượng công trình… Chính những tiêu cực này tạo ra những khó khăn cản trở cho các nhà thầu chân chính, muốn khẳng định năng lực của mình, muốn thắng thầu một cách chính đáng. Hiện tượng móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng là một vấn đề tiêu cực gây bất công bằng trong cuộc đấu thầu

• Nguyên nhân từ phía các chủ đầu tư

Đôi khi chủ đầu tư đưa ra những quy định không rõ ràng, chi tiết,hoặc đã để thời gian xét thầu kéo dài, gây ảnh hưởng tới kế hoạch các nhà thầu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các chủ đầu tư cố tình chia nhỏ gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu, hoặc lợi dụng việc này để thu lợi từ việc bán Hồ sơ mời thầu

1.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

• Hạn chế về đội ngũ cán bộ làm thầu

Nhìn chung đội ngũ cán bộ tham gia công tác dự thầu của Công ty là có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, nhưng lại thiếu những cán bộ chuyên nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Có thời gian mà Công ty tham gia dự thầu nhiều

nên dù rất cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Hơn nữa, mỗi cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc nên dễ bị phân tán khi làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ dự thầu

• Công tác marketing, nắm bắt và phân tích thông tin trên thị trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Kinh tế thị trường đòi hỏi người làm công tác tiếp thị kinh doanh phải nhạy bén với các tín hiệu thị trường, biết khai thác các lợi thế của thị trường, song tại công ty vẫn chưa có những cán bộ thực sự làm tốt được việc này

• Việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức.

• Khả năng huy động vốn của công ty chưa lớn, nguồn vốn huy động chưa đa dạng dẫn đến những hạn chế nhất định khi Công ty tham gia những gói thầu có quy mô lớn, giá trị lớn

• Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra đôi lúc còn thiếu chặt chẽ. Có một số cán bộ làm công tác quản lý vẫn còn có “dấu tích” của cơ chế làm việc cũ như quan liêu, xa rời thực tiễn… Điều đó khiến tiến độ làm hồ sơ dự thầu đoi lúc bị chậm lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của công ty.

• Hạn chế về máy móc thiết bị phục vụ cho công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Khi công ty tham dự nhiều gói thầu cùng lúc thì việc hoàn tất toàn bộ hồ sơ dự thầu là rất khó khăn, có lúc phải thuê ngoài, gây lãng phí thời gian và tiền bạc

• Sự phối hợp giữa các phòng ban của công ty với các đơn vị thành viên chưa chặt chẽ, gây chậm chạp trong khâu triển khai, thực hiện dự án và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

1.5. Đánh giá khả năng thắng thầu của Công ty CP XD & PTNT 10 1.5.1. Khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp và chỉ tiêu phản ánh:

Khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp được thể hiện là việc doanh nghiệp sử dụng những lợi thế của mình như năng lực về tài chính, kĩ thuật công nghệ, marketing, tổ chức quản lý, đội ngũ lao động của doanh nghiệp… để giành được các hợp đồng xây lắp thông qua đấu thầu. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây lắp là:

Số lượng các công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu:

Chỉ tiêu này thể hiện khái quát tình hình dự thầu và kết quả dự thầu của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được hiệu quả và chất lượng của việc dự thầu trong năm

Tỷ lệ trúng thầu theo số lượng = [(Tổng công trình trúng thầu trong năm)/ (Tổng công trình dự thầu trong năm)] * 100%

Chỉ tiêu này thể hiện số công trình trúng thầu hàng năm so với công trình tham dự thầu. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động đấu thầu hàng năm của doanh nghiệp.

Bảng 1.12: Tỷ lệ trúng thầu của công ty từ 2005-2008

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

75% 65,2% 65,63% 79,41%

Nhìn vào bảng trên ta thấy ở năm 2005, chỉ tiêu này là khá cao, do các gói thầu mà công ty tham gia dự thầu chủ yếu là các gói thầu có quy mô nhỏ, hoàn tòan phù hợp với năng lực và ngành nghề kinh doanh của công ty; đến năm 2006 tỉ lệ này giảm xuống đáng kể do một mặt công ty có phần lơ là trong công tác tiếp thị đấu thầu, mặt khác các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều và mạnh. Tỉ lệ này bắt đầu tăng lên 65,63% vào năm 2007, dù tỉ lệ tăng không cao nhưng cho thấy công ty đã bắt đầu nhận thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không ngừng của cán bộ công nhân viên của công ty thì tỷ lệ trúng thầu năm 2008 tăng vọt lên là 79,41%. Đây là một con số đáng ghi nhận của công tác đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 năm qua. Hi vọng đến năm 2009 con số này sẽ không dừng lại ở đó.

Tỉ lệ trúng thầu theo giá trị

Tỉ lệ trúng thầu theo giá trị = (Tổng giá trị các công trình trúng thầu trong năm)/ (Tổng giá trị các công trình dự thầu trong năm) * 100%

Chỉ tiêu này phản ánh tỉ lệ giá trị các công trình trúng thầu trong năm so với gía trị các công trình dự thầu trong năm. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được phần nào chất lượng hoạt động đấu thầu hàng năm của doanh nghiệp

Tuy số lượng các công trình trúng thầu biến động không đều qua các năm nhưng nhìn vào số liệu trong phần công tác dự thầu của công ty trong thời gian qua ta có thể thấy giá trị thắng thầu ngày càng được tăng lên, Công ty ngày càng đảm nhận được các gói thầu có quy mô, giá trị lớn hơn, điều đó chứng tỏ uy tín và khả năng của Công ty này càng được nâng cao.

1.5.2. Mô hình SWOT với khả năng thắng thầu của Công ty CP XD & PTNT 10

Mô hình SWOT là mô hình đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mỗi doanh nghiệp. Nếu phân tích và có đánh giá tốt, Công ty sẽ nắm bắt và tận dụng được các cơ hội đúng lúc và kịp thời, cũng như né tránh hoặc ngăn ngừa đươc những ẩn họa gây khó khăn cho Công ty. Đồng thời qua mô hình SWOT các giải pháp cũng được đưa ra một cách sát thực và mang lại hiệu quả hơn

Bảng 1.13: Mô hình SWOT với khả năng thắng thầu của công ty

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) - Công ty có tiềm lực tài

chính khá ổn định, nguồn nhân lực có trình độ cao, năng lực máy móc thiết bị đầy đủ, lại có tổng công ty sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết - Kinh nghiệm dồi dào - Chất lượng công trình được đánh giá cao

- Công tác lập hồ sơ dự thầu còn nhiều hạn chế - Công tác marketing, tiếp thị đấu thầu còn yếu

- Đầu tư cho đội ngũ nhân sự còn hạn chế - Chưa có chính sách giữ người hiệu quả

Các cơ hội (O) Các kết hợp (S/O) Các kết hợp (W/O) - Nền kinh tế đang phát

triển mạnh, đất nước đang trong CNH nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn

- Cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng thông thoáng hơn

Phát huy thế các thế mạnh sẵn có, nắm bắt cơ hội khi nhu cầu xây dựng đang nhiều tạo lập uy tín trên thị trường và ngày càng mở rộng ngành nghề kinh doanh

Tìm cách khắc phục các điểm yếu:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm thầu.

- Thành lập phòng marketing hoặc Tổ chuyên trách về marketing

Các mối đe dọa (T) Cách kết hợp (S/T) Các kết hợp (W/T) - Lạm phát, giá cả

nguyên vật liệu đầu vào không ổn định

- Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh hơn

- Luật đấu thầu với

Công ty cần phát huy điểm mạnh để trở thành một nhà thầu lớn mạnh, có thể thắng được các đối thủ cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư

Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đối thủ cạnh tranh không từ bỏ cơ hội để loại bỏ công ty do vậy cần làm tốt công tác marketing , đầu tư vào nguồn nhân

chẽ hơn

- Yêu cầu về chất lượng công trình ngày càng cao

khả năng cạnh tranh, hạn chế lạm phát và tăng giá nguyên vật liệu

1.5.3. Khả năng thắng thầu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 nông thôn 10

 Năng lực và kinh nghiệm của công ty: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp. Ngay từ khi mới thành lập cho đến nay thì lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là xây lắp. Trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển, địa bàn hoạt động của công ty ngày càng mở rộng ra khắp cả nước. Chính vì vậy mà công ty có mọt bề dày kinh nghiệm đáng nể. Bên cạnh đó, Công ty còn được sự tín nhiệm của các chủ đầu tư nhờ có đủ năng lực về máy móc thiết bị, nguồn nhân lực và tài chính. Do đó, số lượng và giá trị các công trình trúng thầu của công ty ngày càng tăng là một tất yếu.

Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ đó cũng không ngừng nâng cao uy tín, thuơng hiệu và năng lực của mình. Có thể kể đến một số đối thủ cạnh tranh khá mạnh trong địa bàn tỉnh như Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà NA, Công ty cổ phẩn xây dựng, giao thông thủy lợi…Đó là khó khăn không nhỏ đối với công ty cả trong hiện tại lẫn tương lai.

 Kỹ thuật thi công và chất lượng công trình

Biện pháp kỹ thuật thi công và chất lượng công trình luôn là nội dung mà Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 đặc biệt quan tâm. Các công trình mà công ty tham gia đều được đảm bảo về chất lượng và tiến độ thực hiện do đó góp phần tạo dựng thương hiệu và uy tín của công ty đối với các chủ đầu tư.

Nội dung kỹ thuật chiếm vị trí rất quan trọng khi chấm thầu. Nhà thầu nào đạt yêu cầu về đề xuất kĩ thuật thì mới được xem xét đến đề xuất tài chính. Kỹ thuật mà không đảm bảo thì chắc chắn sẽ bị loại. Vì thế, trước khi đưa ra biện pháp kỹ thuật Công ty luôn thực hiện khảo sát hiện trường nơi thực hiện dự án một cách cẩn trọng, đồng thời nghiêm cứu các phương án cung cấp vật liệu, phương án huy động nhân lực, máy móc thiết bị sao cho hợp lý và có lợi nhất.

CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 10

TRONG THỜI GIAN TỚI

2.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới

2.1.1. Mục tiêu:

- Phấn đấu trở thành đơn vị mạnh của tổng công ty, mở rộng nhiều ngành nghề, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu, đảm bảo sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề

- Duy trì và tiếp tục phát triển công ty là đơn vị mạnh, có khả năng chủ động đảm nhận những công trình lớn và những công nghệ hiện đại quan trọng của nền kinh tế quốc dân

2.1.2. Phương hướng phát triển

Nhận thấy nhu cầu về xây dựng cơ bản ngày một lớn, không những ở thành phố mà cả ở các vùng nông thôn, huyện miền núi xa xôi, không phải chỉ trong tỉnh mà còn cả những tỉnh, thành phố khác trên khắp cả nước… đều là những thị trường mà công ty cần phải khai thác để mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Trong những năm tới đây, để tiếp tục đứng vững và phát triển mạnh mẽ, Công ty cần phải xác định cụ thể cho mình những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu làm thế mạnh, mở rộng thêm những ngành nghề kinh doanh mới đáp ứng được nhu cầu thị trường. Muốn vậy, việc trước mắt đặt ra với công ty là:

- Kế thừa và phát huy những thành quả của thời kỳ trước đó

- Đề ra phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả, tạo ra lợi thế để thu hút và sử dụng hiệu quả tối đa của các nguồn vốn trong xã hội

- Mở rộng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng • Định hướng đối với công tác đấu thầu

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hình thành nên nhiều công ty, doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực xây dựng, các công ty này cũng không ngừng vươn lên để khẳng định vị thế của mình, có những công ty rất mạnh về cả thế và lực, đòi hỏi công tác đấu thầu của công ty cũng phải đáp ứng nhiều yêu cầu mới. Dựa vào đó, Công ty đã đề ra cho minh định hướng đối với công tác dự thầu trong thời gian tới như sau:

- Trong những năm tới, công ty sẽ tăng cường hoạt động tham dự thầu, mở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 trong thời gian tới 69 (Trang 62)