KINH PHÍ KÝ QUĨ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu 226107 (Trang 70 - 75)

- Công nghệ thải đá

1 Hệ thống mương thoát nước, bể lắng nước thải tạ

7.2 KINH PHÍ KÝ QUĨ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Số tiền ký quỹđược xác định theo công thức sau:

Tb TgxMcp

A= (1)

Trong đó:

- A: Số tiền ký quỹ cho hoạt động khai thác (đồng)

- Tg: Thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản (Tg =3,38 năm)

- Tb: Thời hạn khai thác theo Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thiết kế mỏ đã được cơ quan Nhà nước thẩm định và phê chuẩn (Tb= 3,38 năm)

- Mcp : Tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường (VND). Thay vào công thức (1) ta có

A = 38 , 3 38 , 3 xMcp = Mcp(2)

Từ công thức trên ta cần xác định Mcp. Như phần trên đã trình bày do Mcp chính là chi phí hoàn thổ hay nói cách khác chính là chi phí bỏ ra để thực hiện cải tạo môi trường sau khi khai thác mỏ nhằm đưa môi trường trở về hiện trạng gần như ban đầụ

Do đặc tính của các MỏĐồng Khuôn Dẽo- Đèo Bừng là nằm trên đồi và sườn đồi nên việc khai thác chủ yếu là áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên. Khi khai thác lộ thiên đất đá thải được thu gom về bãi thảị Ngoài ra, trong suốt thời gian khai thác lộ thiên đã có tiến hành san gạt, do vậy khối lượng san gạt trong khi phục hồi chỉ tính bằng 20% so với tổng khối lượng.

Chi phí phục hồi khai trường bao gồm:

Mcp =Csg+Cpd+Csd +Ctc (3) Trong đó:

- Csg: Chi phí san gạt khai trường (đồng), chi phí này chỉ tính cho trường hợp san gạt với chiều dày là 0,25m và khối lượng công việc cần san gạt là 20% và diện tích 10% tổng diện tích mỏ

- Cpd: Chi phí cho khâu phủ đất (xúc, vận chuyển trong phạm vi 500 m) với lớp phủ dày 0,3m (đồng)

- Csd: Chi phí san đất (đồng) - Ctc: Chi phí trồng cây xanh

Csg = (115.000 m2 x 0,25) x 10% x 20% x 4.000 đồng/ m3 = 2.300.000 đồng.

Cpd = ( 115.000 m2 x 0,3) x 10% x 6.000 đồng / m3 =20.700.000 đồng TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Csd = (115.000 m2 x 0,3) x 10% x 4.000 đồng /m3 =13.800.000 đồng Ctc = 3.500 gốc x 5.000 đồng /cây = 17.500.000đồng

Thay vào (3), tính được tổng chi phí phục hồi khai trường là:

A= 54.300.000đồng.

Dự án được cấp phép khai thác trong 3,38 năm, do đó số tiền ký quỹ lần đầu (B) theo Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN- BKHCNMT ngày 22 tháng 10 năm 1999 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ KHCN &MT Hướng dẫn ký quĩ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản là:

B = 54.300.000 đồng x 20% = 10.860.000 đồng.

Số tiền ký quĩ cho các năm tiếp theo được tính theo công thức sau:

)1 1 ( ) ( − − = Tg B A C (4) Trong đó: A: Tổng số tiền ký quỹ phục hồi khai trường (54.300.000 đồng) B- Số tiền ký quĩ lần đầu ( 10.860.000đồng)

Tg: Thời gian được cấp phép khai thác (3,38 năm).

( ) ( ) 3,38 1 000 . 860 . 10 000 . 300 . 54 1 − − = − − = Tg B A C = 18.252.100 đồng CHƯƠNG 8 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Chủđầu tư và Cơ quan tư vấn đã trình Báo cáo thuyết minh thiết kế cơ sở và dự thảo Báo cáo đánh giá tác động môi trường lên UBND xã, MTTQ xã có liên quan đến Dự án là xã Thanh Hải đồng thời trình bày tóm tắt các nội dung Dự án và các

tác động môi trường, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sau đó, UBND xã, MTTQ xã nói trên đã góp ý bằng văn bản (kèm theo trong phụ lục). Một sốđề nghị chính của các cơ quan nói trên được tóm tắt như sau:

1/ UBND, UBMTTQ xã Thanh Hải đồng ý cho Công ty CP Khai thác Khoáng sản Thăng Long – Hà Nội được triển khai thực hiện Dự án Khai thác Quặng Đồng tại Khuôn Dẽo - Đèo Bừng xã Thanh Hải

2/ Công ty phải hoàn thiện đầy đủ các thủ tục cho "Dự án Khai thác Quặng Đồng tại Khuôn Dẽo - Đèo Bừng xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ”ở địa điểm trên theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện Dự án Công ty phải thực hiện đúng theo Luật Khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các qui định có liên quan khác của địa phương. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện đúng các giải pháp Bảo vệ môi trường theo đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

3/ Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương làm việc cho Công tỵ

4/ Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình cũng như quá trình Dự án đi vào hoạt động đề nghị Chủ dự án phối hợp với Cấp uỷ, Chính quyền, địa phương thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” và có đóng góp hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hộị/.

5/ Đảm bảo các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về môi trường không khí, tiếng ồn để không ảnh hưởng đời sống của nhân dân địa phương

7/ Quản lý và sử dụng chất nổ theo đúng Qui phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp TCVN-4586-1997, đảm bảo không gây nên các sự cố cháy nổ.

8/ Trang bịđầy đủ phương tiện bảo hộ cho người lao động.

(9). Sau khi khai thác, Chủ đầu tư phải có trách nhiệm thu dọn, khôi phục lại cảnh quan môi trường khu vực khai thác, thực hiện ký quĩ phục hồi môi trường theo Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ KHCN &MT.

(10). Chủđầu tư phải cam kết thực hiện chương trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường định kỳ và báo cáo với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn, Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang

(11). Chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xẩy ra các sự cố môi trường.

CHƯƠNG 9

Một phần của tài liệu 226107 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)