3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
Các nguồn phát sinh chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường liên quan đến Dự án Khai thác Quặng Đồng tại Khuôn Dẽo - Đèo Bừng xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn gồm:
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
3.1.1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn.
ạ Nguồn phát sinh bụi
* Trong quá trình thực hiện Dự án ở giai đoạn xây dựng mỏ, các nguồn làm phát sinh bụi vào không khí bao gồm:
- Phá đất đá quá cỡ bằng nổ mìn khi san gạt mặt bằng công nghiệp - Khoan nổ mìn phá đá
- Ô tô vận tải trên đường để chuyên chở nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các công trình
* Khi hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản đi vào khai thác thì nguồn phát sinh bụi bao gồm:
- Khoan, nổ mìn phá đá
- Hoạt động của các máy móc trong quá trình bốc xúc quặng, vận tải quặng đến xưởng sàng mỏ và về Nhà máy Luyện Đồng.
b. Nguồn phát sinh chất thải rắn.
- Đất đá thải ra trong quá trình khai thác quặng, sàng tuyển thô. - Rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân mỏ.
- Giẻ lau có dính dầu mỡ khi sửa chữa máy móc thiết bị, thùng đựng dầu mỡ
3.1.1.2. Nguồn phát sinh tiếng ồn
Nguồn phát sinh tiếng ồn ở khai trường mỏ và vùng lân cận bao gồm: - Tiếng ồn do quá trình khoan nổ mìn, khai thác, bốc xúc vận chuyển. - Tiếng ồn do hoạt động sàng quặng.
3.1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải ở dạng khí.
Các chất khí độc hại hoặc cháy nổ có thể phát sinh là : CO, CO2, SO2,... phát sinh theo các nguồn:
Hoạt động của ô tô, máy xúc, máy gạt... ở trên mặt bằng sân công nghiệp và trên khu vực khai thác, trên đường vận chuyển quặng, từ các bếp than ở nhà ăn tập thể của công nhân.
3.1.1.4. Nguồn phát sinh chất thải lỏng.
Các nguồn phát sinh chất thải lỏng bao gồm: Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân mỏ; nước mưa chảy tràn trên mặt bằng sân công nghiệp, bãi thải; nước thải có váng dầu từ các máy móc thiết bị.
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.
3.1.2.1. Nguồn gây xói mòn và trượt lở đất đá
Trong quá trình khai thác nổ mìn phá đá các mặt đều có những phần tiếp giáp sườn núi nên không thể tránh khỏi khả năng bị xói mòn và trượt lở nhất định do mưa gió. Tuy nhiên, mức độ xói mòn và trượt lở sẽ không lớn và các taluy liên quan đến mặt bằng đều được xử lý phù hợp.
3.1.2.2. Nguồn gây tác động khác.
Do khai thác lộ thiên nên không tránh khỏi hiện tượng bồi lắng lòng suối bởi đất đá thải và chất thải rắn do mưa kéo xuống.
Việc khai thác gây tác động đến môi trường, biến đổi đa dạng sinh học, song có tác động đáng kểđến kinh tế - xã hội của người dân trong vùng.
3.1.3. Dự báo các rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra.
Trong quá trình xây dựng của Dự án, những rủi ro về sự cố môi trường có thể là:
- Lũ quét, sạt lở - Cháy nổ, chập điện - Tai nạn lao động.
3.2. ĐỐI TƯỢNG QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Các đối tượng bị tác động khi thực hiện Dự án bao gồm: TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Các đối tượng tự nhiên: Môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, địa hình, cảnh quan, dòng chảy của suối, hệ sinh tháị
- Các đối tượng kinh tế, văn hoá – xã hội của xã Thanh Hải
3.2.1. Tác động đối với môi trường tự nhiên
3.2.1.1. Đối tượng môi trường không khí
Tác động đối với môi trường không khí gây ra bởi bụi, khí độc hại, tiếng ồn. Tác động này đáng kể nhất kéo dài trong thời gian tồn tại của mỏ, song phạm vi ảnh hưởng chủ yếu đối với những người trực tiếp làm việc ở mỏ. Còn với khu vực lân cận tác động đến môi trường không khí là không đáng kể.
3.2.1.2. Đối với môi trường nước.
Tác động này gây ra do nước mưa chảy tràn trên sân công nghiệp kéo theo đất đá thải và nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân. Nó có tác động đến nước ngầm và nước mặt trong suốt thời gian tồn tại của mỏ. Tuy nhiên, lượng nước thải sinh hoạt của công nhân khoảng 6,43 m3/ ngđđược xử lý qua hệ thống bể phốt 3 ngăn trước khi thải ra môi trường; nước mưa chảy tràn được dẫn qua mương dẫn nước vào bể lắng do vậy tác động không lớn đến môi trường nước trong khu vực.
3.2.1.3. Đối với môi trường đất
Các tác động đối với môi trường đất chỉ là việc san gạt mặt bằng sân công nghiệp và đổ thải đất đá thải ra với khối lượng khoảng 350.000 m3/năm
3.2.1.4 Đối với cảnh quan địa hình
Việc thực hiện Dự án sẽ làm thay đổi cảnh quan địa hình do khai thác. Tuy nhiên, sau khi Dự án kết thúc, địa hình cảnh quan sẽđược khôi phục lạị
3.2.1.5. Đối với suốị
Tác động của Dự án đối với suối là thu hẹp dòng chảy và bồi đắp dòng suối do sự trôi lấp chất thải rắn.
3.2.1.6. Đối với hệ sinh tháị
Mức độ tác động của Dự án đối với hệ sinh thái khu vực vận hành Dự án và vùng lân cận là không đáng kể.
3.2.2. Đối với con người, kinh tế, văn hoá – xã hộị
Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển kinh tế của xã Thanh Hải nói riêng và của huyện Lục Ngạn nói chung. Tuy nhiên, nó cũng góp phần tác động tiêu cực đến con người: Gia tăng tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Bảng3.1. Thống kê các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nguồn phát sinh TT Yếu tố tác động Nguồn phát sinh 1 Nước thải - Nước mưa chảy tràn - Nước thải sinh hoạt 2 Khí thải
- Khí thải từđộng cơ của các máy móc, thiết bị khai thác, các phương tiện giao thông vận tảị