Phương thức thanh toán L/C đang chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của Chi nhánh NHNo Thăng Long, cụ thể nó chiếm hơn 51% tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu. Đây cũng là Phương thức thanh toán phức tạp nhất trong các Phương thức thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại Chi nhánh NHNo Thăng Long.
Có thể nói, vướng mắc trong hoạt động thanh toán L/C chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế là nhiều nhất, nguyên nhân của tình trạng này là do
tính chất phức tạp của nghiệp vụ thanh toán nay, bên cạnh đó là trình độ của các bộ thanh toán quốc tế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Các nguyên nhân đó là:
- Căn cứ trả tiền là bộ chứng từ gửi hàng, nhưng cách giải thích và phán quyết về một bộ chứng từ phù hợp là như thế nào thì vẫn chưa tìm được sự thống nhất giữa các ngân hàng.
- Tính chất của nghiệp vụ thanh toán L/C chỉ dựa trên chứng từ mà không dựa trên hàng hoá, sự tách biệt giữa chứng từ và hang hoá đã tạo nên khe hở cho một số tổ chức cá nhân có những hành vi lừa đảo, tìm kiếm thu lợi bất hợp pháp.
- Nghiệp vụ thanh toán L/C là một nghiệp vụ vô cùng phức tạp, bao gồm nhiều mảng nghiệp vụ khác như nghiệp vụ ngoại thương, vận tải, nghiệp vụ thanh toán và bảo hiểm, và khả năng các bên tham gia cũng không thể đáp ứng nhu cầu chính xác tuyệt đối của nghiệp vụ thanh toán này.
Một thực tế đáng tiếc xảy ra là người xuất khẩu thấy không thực hiện được đầy đủ, đúng các điều khoản của L/C nhưng không yêu cầu người mở L/C sửa đổi, vẫn giao hàng và xuất trình bộ chứng từ có sai sót, dẫn đến việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người mở L/C, mất đi tính chất “không thể huỷ ngang” của L/C và phải chịu thêm một khoản phí gọi là “phí sai sót chứng từ”.
Thậm chí, viện lý do chứng từ có sai sót, có khi người nhập khẩu không muốn nhận hàng vì lý do nào đó, khi giá hàng thực tế tại thời điểm nhận hàng thấp hơn giá mua quy định trong L/C, người nhập khẩu sẵn sàng từ chối nhận hàng và từ chối thanh toán, người xuất khẩu bị thiệt hại rất lớn (chi phí vận tải, đọng vốn, không tìm ngay được thị trường để bán lại…).
Rủi ro trong phương thức này do những đặc điểm trên mà phát sinh ra những tình huống rất khó xử lý với điều kiện thực tế hoạt động của Chi nhánh. Nó không chỉ là mất mát thiệt hại mà còn làm chậm quá trình thanh toán, ảnh hưởng uy tín các bên và ngân hàng, phát sinh các chi phí vô ích. Tuy Chi nhánh đã liên tục có những đổi mới để nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế của mình nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại vuớng mắc.
Xét về phía Chi nhánh, trong quá trình thanh toán, ngân hàng vẫn luôn vấp phải những khó khăn, trở ngại, những khó khăn này có thể do chủ quan, có thể do khách quan từ phía khách hàng mang lại.
Trong thanh toán nhập khẩu, khi tiến hành mở một L/C, ngân hàng cần biết chắc khả năng thanh toán của khách hàng, có nghĩa là khả năng thu được nợ của mình như thế nào. Nhưng trên thực tế, những thông tin này không phải lúc nào cũng đầy đủ và chính xác như yêu cầu. Thông tin được cung cấp cho ngân hàng chỉ là số tiền trên tài khoản của đơn vị, tình hình thanh toán của các L/C trước, nhưng thực sự họ không cần biết doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ra sao, thu nhập từ hoạt động kinh doanh đó có đều không. Hệ thống quản lý doanh nghiệp ở nước ta vẫn chưa thể thực hiện được sự quản lý chặt chẽ như vậy. Chính vì thế, ngân hàng e ngại những rủi ro xảy ra với mình khi người nhập khẩu không có khả năng thanh toán và ngân hàng không yên tâm khi xét miễn giảm hay giảm ký quỹ cho các doanh nghiệp.
Rắc rối còn xảy ra khi ngân hàng ký bảo lãnh cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng, khi mà nhà nhập khẩu đã cam kết trả tiền kể cả trong trường hợp chứng từ bị sai sót. Nhưng đến khi nhận hàng, khi có vấn đề với chất lượng sản phẩm nhà nhập khẩu lại yêu cầu trì hoãn thanh toán để giải quyết, ngân hàng cũng vì vậy mà trì hoãn với nước ngoài và tự làm giảm uy tín của bản
thân, thậm chí còn bị ngân hàng nước ngoài kiện vì vi phạm luật thanh toán quốc tế.
Khi đơn vị nhập khẩu thấy có khả năng thua lỗ, họ không muốn nhập khẩu lô hàng ấy, đây là những doanh nghiệp có khả năng nghiệp vụ rất hạn chế, ít vốn và không có kế hoạch kinh doanh cụ thể hoặc lệch chu kỳ kinh doanh. Lúc này họ lại nhờ đến Chi nhánh hoặc trì hoãn thanh toán, hoặc tìm ra lỗi sai trên L/C để từ chối thanh toán. Điều này thực sự gây ra rất nhiền phiền phức cho Chi nhánh, bởi lẽ, Ngân hàng trong nước thì trước hết phải luôn tìm cách bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng trong nước. Khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu viện đến sự trợ giúp từ phía ngân hàng, thì buộc lòng ngân hàng phải bằng mọi cách tìm ra lỗi sai của L/C, đôi khi là theo kiểu “bới lông tìm vết”. Thực tế là đôi khi không tránh khỏi những phiền phức không đáng có, chỉ ra những lỗi sai phạm bộc lộ những yếukém về khả năng chuyên môn của bản thân cán bộ thanh toán quốc tế.
Trong thanh toán nhập khẩu, Ngân hàng đã tốn rất nhiều thời gian và công sức khi kiểm tra chứng từ của kháchhàng gửi tới ngân hàng.Vì đa phần các doanh nghiệp đều không có kiến thức về thanh toán quốc tế một cách đầy đủ nên chứng từ họ lập thiếu đi tính chính xác và khoa học, đôi khi còn lộn xộn gây mất thời gian và công sức vô ích cho các cán bộ thanh toán quốc tế, lỗi chứng từ cũng vì vậy rất khó phát hiện.
L/C khi tiến hành thanh toán với nước ngoài đôi khi bao gồm nhiều điều khoản mập mờ, khó hiểu mà khách hàng ít kinh nghiệm nên không nhận ra, còn ngân hàng đã có tình trạng kiểm tra Test Code/Key xong là thông báo đi luôn, không kiểm tra kỹ lưỡng để lưu ý khách hàng, khiến cho ngân hàng bị thiệt vì thực hiện sai L/C.
Xét về phía các doanh nghiệp nhập khẩu, Nghiệp vụ mở L/C còn rất hạn chế tại các doanh nghiệp xuất khẩu,việc không bám sát hợp đồng gây nên những rắc rối với bên bán và phải sửa đổi lại L/C với mức phí mỗi lần là 15USD. Cũng có trường hợp rủi ro khi đối tác không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng, hàng hoá của họ không đúng số lượng chất lượng nhưng vẫn lập thư chứng từ phù hợp để đòi tiền. Chỉ khi nhận hàng, doanh nghiệp mới phát hiện hàng không đúng phẩm chất. Việc khiếu nại, kiện tụng sau đó rất rắc rối, mất thời gian và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
Xét về phía các doanh nghiệp xuất khẩu, Nghiệp vụ của các doanh nghiệp này còn yếu kém gây rất nhiều phiền hà cho ngân hàng. Cũng chính vì trình độ yếu kém các doanh nghiệp bị các ngân hàng nước ngoài bắt lỗi để trì hoãn thanh toán, gây ứ đọng vốn. Sau đó lại tìm kiếm sự trợ giúp từ phía Ngân hàng.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long.