Tạo các thực thể giao thức và các nguồn sinh lưu lượng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ DI ĐỘNG CỦA NÚT MẠNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET ppt (Trang 60 - 61)

Các mô hình truyền thông được mô phỏng trong NS2 (hình 23) gồm hai loại bộ tạo lưu lượng (traffic generator) và các ứng dụng mô phỏng (simulated application) [12]. Các các bộ tạo truyền thông sử dụng giao thức UDP để gửi các gói tin và các ứng dụng mô phỏng sử dụng giao thức TCP.

Hình 23. Các mô hình truyền thông trong NS2

Có bốn loại bộ tạo lưu lượng là: bộ tạo lưu lượng có phân bố lũy thừa, pareto,

CBR và theo file trace.

Bộ tạo lưu lượng có phân bố lũy thừa: tạo lưu lượng theo một phân bố bật/ tắt

lũy thừa. Trong quãng thời gian “bật”, các gói tin được gửi với tốc độ cố định, và trong quãng thời gian “tắt” không có gói tin nào được gửi. Ngoài ra, quãng thời gian bật, tắt được phân bố theo một phân bố lũy thừa. Các gói tin có kích thước không đổi. Bộ tạo lưu lượng lũy thừa có thể cấu hình để hoạt động như một quá trình Poisson.

Bộ tạo lưu lượng có phân bố Parero: tạo lưu lượng theo phân bố bật/ tắt Pareto.

Phân bố này tương tự phân bố bật/ tắt lũy thừa, chí khác là các quãng thời gian bật, tắt lấy theo phân bố Pareto. Các nguồn này có thể được dùng để tạo các lưu lượng kết hợp thể hiện sự phụ thuộc.

Bộ tạo lưu lượng có phân bố đều - CBR: tạo lưu lượng theo một tốc độ xác

định. Kích thước gói tin là không đổi. Ngoài ra, một số các dao động ngẫu nhiên được thực hiện giữa các quãng khởi đầu của các gói tin.

Bộ tạo lưu lượng theo tệp vết: tạo lưu lượng theo một tệp vết (trace file) xác

định thời gian phát và ngừng phát gói tin cùng các thông số khác dựa trên số liệu thu được từ mạng thực, đã được ghi trong tệp vết.

Trong thực nghiệm mô phỏng của luận văn, tôi sử dụng bộ tạo lưu lượng CBR để tạo tệp truyền thông. Câu lệnh tạo tệp như sau:

ns cbrgen.tcl [-type cbr|tcp] [-nn nodes] [-seed seed] [-mc connections] [-rate rate]>

outdir/file_name

Trong đó: -type: kiểu lưu lượng kết nối cbr hay tcp; -nn: số lượng nút; -seed: giá trị seed; -mc: số lượng kết nối; -rate: vận tốc nút; -outdir: đường dẫn đến thư mục chứa tệp cần tạo; -file_name: tên tệp lưu lượng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ DI ĐỘNG CỦA NÚT MẠNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET ppt (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)