Phân loại các giao thức định tuyến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ DI ĐỘNG CỦA NÚT MẠNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET ppt (Trang 31 - 32)

Các giao thức định tuyến có thể được phân lớp tùy thuộc vào đặc tính của chúng. Ta có thể phân lớp theo 3 cách như sau:

Cách đầu tiên để phân loại các giao thức định tuyến là phân chia chúng theo các thuật toán tập trung và phân tán. Trong các thuật toán tập trung, tất cả các lựa chọn tuyến đường được thực hiện tại một nút trung tâm, trong khi ở các thuật toán phân tán, việc tính toán các tuyến đường được chia sẻ giữa các nút mạng.

Cách thứ hai phân loại các giao thức định tuyến liên quan đến sự thích ứng với lưu lượng trên mạng. Trong các thuật toán tĩnh (Static), tuyến đường sử dụng bởi các cặp nguồn-đích được cố định bất kể các điều kiện lưu lượng. Nó chỉ có thể thay đổi để thích ứng với một nút hoặc liên kết bị lỗi. Kiểu thuật toán này không thể đạt được thông lượng cao trong nhiều mô hình đầu vào lưu lượng lớn. Hầu hết các mạng gói tin quan trọng sử dụng một số hình thức định tuyến thích nghi, nơi các tuyến đường được sử dụng để định tuyến giữa các cặp nguồn-đích có thể thay đổi để phản ứng với tắc nghẽn.

Còn cách phân loại thứ ba có liên quan nhiều đến các mạng Ad Hoc là phân loại các thuật toán định tuyến dựa trên cách thông tin định tuyến được tìm thấy và duy trì bởi các nút di động như thế nào, gồm có: định tuyến chủ ứng, định tuyến phản ứng

và định tuyến lai. Các giao thức chủ ứng cố gắng để đánh giá liên tục các tuyến đường

trong mạng, để khi một gói tin cần được chuyển tiếp, tuyến đường đã được biết và có thể được sử dụng ngay lập tức. Tập hợp các giao thức Distance-Vector là một ví dụ của một giao thức chủ ứng. Các giao thức phản ứng, chỉ gọi một thủ tục xác định lộ trình theo yêu cầu. Vì vậy, khi một tuyến đường được yêu cầu, một số loại thủ tục tìm

kiếm toàn cục được thực hiện. Tập hợp các giao thức sử dụng thuật toán flooding cổ điển thuộc nhóm phản ứng. Các giao thức chủ ứng có lợi thế là khi một tuyến đường được yêu cầu, độ trễ trước khi các gói tin thực có thể được gửi là rất nhỏ. Mặt khác các giao thức chủ ứng cần thời gian để hội tụ về một trạng thái ổn định. Điều này có thể gây ra các vấn đề nếu topo thay đổi thường xuyên.

Trong luận văn này, chúng ta sẽ phân lớp theo cách thứ ba:

Hình 9. Phân loại các giao thức định tuyến trong mạng MANET [13]

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ DI ĐỘNG CỦA NÚT MẠNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG MANET ppt (Trang 31 - 32)