III. Tổng TSLĐ (trừ các khoản phải thu và tạm ứng
10. Hệ số đảm nhiệm VCĐ
(4/1) 0,175 0,176 +0,001 0,57
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
*Với TSCĐ: Hiệu suất sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ đều giảm, trong đó hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm với tốc độ nhanh hơn hiệu suất sử dụng TSCĐ (giảm 32% so với 5,92%). Nguyên nhân là do doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 nhưng lợi nhuận lại giảm so với năm 1999 khiến cho hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm nhanh hơn hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Xét riêng từng khoản ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2005 giảm 0,21 hay 5,92% so với 2004, chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu của năm 2005 ít hơn so với năm 2004. Năm 2004 một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 3,55 đồng doanh thu còn năm 2005, kết quả đó chỉ còn 3,34 đồng, giảm 0,21 đồng.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ còn giảm nhanh hơn. Năm 2004, một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sinh lợi 0,025 đồng lợi nhuận nhưng sang năm 2004, nó chỉ tạo ra 0,017 đồng lợi nhuận, tốc độ giảm là 32%.
Kết quả này có thể được giải thích như sau:
Năm 2004, DN chưa sử dụng hết công suất TSCĐ, sang năm 2005 DN lại đầu tư mua thêm máy móc mới. Máy móc mới đưa vào sử dụng làm khấu hao tăng, qua đó làm chi phí SXKD tăng khiến cho doanh thu tăng 2,65% nhưng lợi nhuận lại giảm 24,79%. Tốc độ tăng doanh thu không bằng tốc độ tăng TSCĐ khiến hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm. Hiệu quả sử dụng TSCĐ lại giảm mạnh hơn nữa vì lợi nhuận giảm ngoài ảnh hưởng của tốc độ giảm cuả doanh thu lại còn do chi phí SXKD gánh thêm một phần chi phí khấu hao mới phát sinh. Như vậy, về TSCĐ, DN sử dụng chưa hợp lý, chưa sử dụng hết công suất vào máy móc hiện có nhưng lại đầu tư mua thêm máy móc mới không làm doanh thu tăng nhanh mà lại làm tăng chi phí, ảnh hướng đến lợi nhuận đạt được.
*Với VCĐ: Xem xét VCĐ hiệu quả hơn TSCĐ vì nó trừ ra khoản khấu hao TSCĐ đã thu hồi, chỉ xét giá trị thực của TSCĐ. Ta thấy hiệu suất sử dụng VCĐ giảm và hiệu quả sử dụng VCĐ (tỉ suất sinh lợi VCĐ) cũng giảm với tốc độ nhanh hơn cùng với đó là hệ số đảm nhiệm VCĐ tăng, cụ thể:
Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 là 5,71 nghĩa là một đồng vốn cố định bình quân tạo ra 5,71 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2005, hiệu suất này giảm xuống còn 5,67, một đồng vốn cố định bình quân chỉ tạo ra được 5,67 đồng doanh thu thuần giảm 0,7% so với lúc đầu. Cũng có thể nói hệ số đảm nhiệm VCĐ 2005 tăng sovới năm 2004. Năm 2004, một đồng doanh thu thuần cần 0,17 đồng VCĐ nhưng sang năm 2005, để tạo ra một đồng doanh thu thuần, DN cần dùng 0,176 đồng VCĐ, tăng 0,57%.
Hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2005 cũng giảm so với năm 2004. Năm 2004, một đồng vốn cố định tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận còn năm 2005, nó chỉ tạo ra 0,029 đồng, giảm 27,5%. Nguyên nhân tốc độ giảm hiệu quả sử dụng VCĐ nhanh hơn tốc độ giảm hiệu suất sử dụng VCĐ cũng do chi phí khấu hao tăng khiến lợi nhuận giảm đi, tốc độ tăng doanh thu cũng chậm lại.
Nếu so sánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ với hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ thì hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ có phần hợp lý và hiệu quả hơn vì chúng đã trừ được phần chi phí khấu hao ở cả tử và mẫu. Tuy nhiên nếu không phát sinh phần chi phí khấu hao thì kết quả đạt được sẽ khả quan hơn nhiều. Vì vậy, Xí nghiệp nên khai thác thêm các thị trường tiêu thụđể tăng hiệu suất sử dụng máy móc, giảm các TSCĐ không dùng vào sản xuất và không sinh lợi như nhà văn phòng, máy móc phục vụ văn phòng không cần thiết và các TSCĐ phục vụ sản xuất còn thừa bằng cách cho thuê hoạt động hoặc thuê tài chính nếu khả năng sinh lợi của các hình thức này cao hơn. Đối với các TSCĐ không dùng sản xuất, đang cho thanh lý hoặc nhượng bán, DN cần nhanh chóng thành lập tổ thanh lý để giải phóng các loại tài sản này, thu vốn về hoạt động và giảm TSCĐ "chết".
2.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ).
Hiệu quả sử dụng VLĐ được đo lường bằng các chỉ tiêu sức sản xuất, sức sinh lợi. Nhưng để biết được nguyên nhân của sự tăng, giảm các chỉ tiêu đó ta cần phải phân tích thêm tốc độ luân chuyển VLĐ, tốc độ luân chuyển
VLĐ càng cao, lợi nhuận tạo ra càng nhiều. Vì vậy, phân tích đồng thời chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết sẽ cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng VLĐ. Việc phân tích được tiến hành qua bảng sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
Mức Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 99.971.158.644 102.619.555.514 +2.648.396.870 +2,65 2. Lợi nhuận từ SXKD 696.727.538 524.038.784 -172.688.754 -24,79 3. VLĐ bình quân 34.499.446.246,5 40.534.883.453,5 +6.035.437.207 +17,5 4. Sức sinh lợi của VLĐ
(2/3) 0,02 0,013 -0,007 -35 5. Tốc độ chuchuyển VLĐ (1/3) 2,9 2,53 -0,37 -12,76 6. Thời gian một vòng luân chuyển (360/5) 124,14 142,3 18,16 14,63 7. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1) 0,345 0,395 +0,05 14,49
Bảng trên cho thấy sức sản xuất của VLĐ giảm 0,37 hay 12,76% (từ 2,9 năm 2004 xuống còn 2,53 năm 2005) và sức sinh lợi cũng giảm 0,007 hay 35% (từ 0,02 xuống 0,013). Như vậy, hiệu quả sử dụng VLĐ đã giảm đáng kể.
Năm 2004, một đồng VLĐ bình quân tạo ra 2,9 đồng doanh thu và 0,02 đồng lợi nhuận.
Năm 2005, một đồng VLĐ bình quân chỉ tạo ra 2,53 đồng doanh thu và 0,013 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tốc độ luân chuyển chậm: 2,9 vòng/năm xuống còn 2,53 vòng/năm, thời gian một vòng luân chuyển tăng từ 124,14 ngày lên 142,3 ngày, tăng 14,63%.
Vì tốc độ luân chuyển giảm nên trong năm 2005, lượng doanh thu thuần tạo ra đã giảm đi một lượng là: (2,53-2,9) x 40.534.883.453,5 = -14.997.906.877,7 đồng và làm lãng phí một lợng vốn lưu động là:
x (142,3 -124,14) =+5.176.586.466,6 đồng
102.619.555.514 360
Như vậy, DN đã sử dụng lãng phí một lượng VLĐ là 5.176.586.466,6 đồng. Nếu DN vẫn giữ nguyên tốc độ luân chuyển như năm 1999 thì lượng doanh thu thuần sinh ra sẽ tăng thêm 14.997.906.877,7 đồng.
Tốc độ luân chuyển VLĐ giảm làm hiệu quả sử dụng VLĐ giảm. Nhưng VLĐ bao gồm VLĐ đầu tư cho khoản phải thu, hàng tồn kho và tiền. Vậy nguyên nhân chính làm giảm VLĐ là từ đâu? Từ việc hàng tồn kho luân chuyển chậm hay lâu thu tiền, để biết rõ, ta phân tích từng khoản sau:
Khoản phải thu: Như đã đề cập ở phần phân tích tình hình thanh toán (III.4), vòng quay các khoản phải thu tăng 0,519 vòng (từ 7,329 lên 7,848) chứng tỏ tình hình thu nợ của DN rất tốt, kỳ thu tiền bình quân cũng giảm từ 49,12 ngày xuống còn 45,87 ngày, rút được hơn 3 ngày. Như vậy, nguyên nhân làm giảm tốc độ VLĐ không phải do các khoản phải thu.
Hàng tồn kho (HTK): Để đánh giá tốc độ luân chuyển HTK ta tính toán một số chỉ tiêu: hệ số quay kho và thời gian một vòng quay qua bảng sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Mức Tỉ lệ (%) 1. Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ 93.641.383.809 94.240.643.398 +599.259.589 +0,64 2. Giá vốn SP hàng hoá tồnkho bp 9.002.731.360,5 10.781.340.337 +1.778.608.976,5 19,76 3. Hệ số quay kho sp hàng hoá (1/2) 10,401 8,741 -1,66 -15,96 4. Thời gian một vòng quay kho (365/3) 34,61 41,19 +6,58 19,01
Như vậy, giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ tăng 599.259.589 đồng (0,64%) nhưng tốc độ tăng của giá vốn sản phẩm, hàng hoá tồn kho bình quân lại tăng nhanh hơn (19,76%) làm giá vốn tồn kho tăng 1.778.608.976,5 đồng. Chính điều này làm cho hệ số quay kho sản phẩm, hàng hoá giảm 1,66 vòng 15.96%.
Vậy nguyên nhân khiến tốc độ luân chuyển VLĐ giảm là do hàng hoá tồn kho nhiều thời gian quay kho chậm. Điều này cũng có thể giải thích rằng.
Trong kỳ, do xu hướng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tăng, DN tập trung sản xuất để cung ứng ra thị trường. Nhưng đến cuối kỳ, tốc độ tiêu thụ chững lại (một phần cũng có thể do chính sách đòi nợ của DN chặt chẽ hơn) nên xí nghiệp chưa thể giải phóng toàn bộ lượng hàng tồn khối kinh doanh bị ứ đọng trong khâu này. Vấn đề đặt ra là DN phải có cách thức tiêu thụ nhanh lượng hàng tồn này, giải phóng vốn "chết" tăng hiệu quả hoạt động.
CHƯƠNG III