IV Hàng tồnkho 140 26.310.536.597 24.292.251.045 1 1 Hàng mua đang đi đường
1. Quỹ quản lý cấp trên 421 2 Nguồn kinh phí sự nghiệp
2.2.1.1. Phân tích mối quan hệ cân đối của các khoản mục trong bảng CĐKT.
a. Xét cân đối (1): B nguồn vốn = A tài sản (I + II + IV + V(2,3) + VI) + B. tài sản (I + II + IV).
Theo cân đối (1), toàn bộ tài sản, sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn CSH, DN không cần huy động thêm các nguồn tài trợ khác như nguồn vay hay vốn chiếm dụng. Để kiểm tra xem cân đối này trên thực tế có xảy ra hay không, ta có bảng tính.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
1. Tiền (I.A- tài sản) 3.135.267.748 1.179.999.5952. Hàng tồn kho (IV.A.TS) 26.310.536.597 24.292.251.045 2. Hàng tồn kho (IV.A.TS) 26.310.536.597 24.292.251.045 3. TSCĐ (I.B.Tài sản) 19.017.865.592 17.185.146.900 4. Tổng (1+2+3) 48.463.669.937 42.657.397.540 5. Tổng vốn CSH(B-NV) 18.476.977.804 18.269.731.947 6. Chênh lệch giữa nguồn vốn CSH
và tài sản (5-4)
-29.986.692.133 -24.387.665.593
Số liệu bảng trên cho thấy cả đầu năm và cuối năm, cân đối (1) dều không xảy ra. Đầu năm DN thiếu 29.986.692.133 đồng vốn để trang trải cho tài sản của mình. Cuối năm, mặc dù số vốn thiếu có giảm xuống còn 18.269.731.947 đồng nhưng điều này không cải thiện nhiều khả năng tự tài trợ của DN, DN vẫn phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác ở bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn, trả chậm...
b. Xét cân đối (2).
Bây giờ, ta lại giả sử nguồn vốn tài trợ của DN bao gồm cả nguồn vốn CSH nguồn vốn vay, tức là các nguồn tài trợ thường xuyên, lâu dài và hợp pháp, DN không đi chiếm dụng và cũng không bị đơn vị nào chiếm dụng vốn. Lúc đó, cân đối (2) xảy ra:
B. Nguồn vốn + A nguồn vốn (I (1) + II) = A. tài sản (I + II + IV + V(2,3) + VI) + B. Tài sản (I + II + III).
Phân tích tài liệu thực tế tại DN, ta có:
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
A- tài sản: I- Tiền 3.135.267.748 1.179.999.595 IV. Hàng tồn kho 26.310.536.597 24.292.251.045 B. Tài sản I. TSCĐ 19.017.865.592 17.185.146.900 Cộng tài sản (1) 48.463.669.937 42.657.397.540 A. Nguồn vốn
I.1. Nguồn vốn vay ngắn hạn 29.673.522.453 25.208.312.225
II. Vay dài hạn 6.529.886.226 5.202.800.000
B. Nguồn vốn CSH
I. Nguồn vốn - quỹ 18.476.977.804 18.269.731.947
Cộng nguồn vốn (2) 54.680.386.483 48.680.844.172
Chênh lệch giữa nguồn vốn CSH và vốn vay với tài sản [(1)-(2)]
+6.216.716.546 +6.023.446.632
(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty)
Đầu kỳ, DN đã huy động nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn nên đã tài trợ cho toàn bộ tài sản và vẫn còn thừa vốn. Vì vậy, DN sẽ bị chiếm dụng vốn bởi các đơn vị khác một lượng là 6.216.716.546 đồng.
Đến cuối năm, do lúc đầu huy động quá nhiều vốn vay nên DN bị chiếm dụng vốn trong khi chi phí lãi vay tăng, vì vậy, DN nhanh chóng chủ động giảm nguồn vốn này để tránh bị chiếm dụng vốn và giảm chi phí lãi vay. Tuy nhiên, DN vẫn bị chiếm dụng 6.023.446.632 đồng.
Tuy nhiên, việc DN bị chiếm dụng vốn chưa thể kết luận được gì về tình hình tài chính là tốt hay xấu. Trên thực tế, việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng là vấn đề tất yếu xảy ra cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được nếu nó không có các quan hệ vay.Như vậy, chênh lệch trong cân đối (2) sẽ bằng chênh lệch giữa khoản phải thu và khoản phải trả hay là khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng (nếu nó <0 hoặc doanh nghiệp bị chiếm dụng (nếu nó >0). Nhưng số chênh lệch này chưa nói lên được nhiều điều bởi lẽ có nhiều trường hợp mặc dù số chênh lệch này nhỏ nhưng không phải doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn (hoặc bị chiếm dụng) ít mà do tình trạng hai bên đều chiếm dụng vốn của nhau một lượng tương đương. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thực trạng vốn chiếm dụng của DN, ta lập bảng:
Chỉ tiêu Nợ phải trả Khoản phải thu Chênh lệch
1. Năm 2004 6.819.083.834 13.035.800.380 +6.216.716.546
2. Năm 2005 7.092.464.910 13.115.911.542 +6.023.446.632
3. Chênh lệch (2-1) +273.381.076 +80.111.162
(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty)
Bảng trên cho thấy năm 2004 khoản bị chiếm dụng vốn của DN đã giảm đi 193.269.914 đồng. Cụ thể:
Các khoản phải thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 80.110.162 đồng nhưng chậm hơn tốc độ tăng các khoản phải trả (273.381.076) nên khoản vốn bị chiếm dụng của DN giảm đi. Việc DN bị chiếm dụng vốn nhiều hơn (thông qua các khoản phải thu tăng) là một dấu hiệu không tốt. Tuy nhiên, việc tăng các khoản phải trả thể hiện DN đã biết sử dụng tối đa các nguồn vốn hợp pháp có thể chiếm dụng được để đầu tư cho TSCĐ của mình. Việc đi chiếm dụng các nguồn vốn hợp pháp không phát sinh chi phí lãi vay này giúp DN giảm được gánh nặng của chi phí lãi vay và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá sơ bộ ta thấy qui mô vốn của DN mặc dù có giảm đi so với năm trước nhưng các nguồn vốn lại sử dụng hiệu quả hơn, vốn vay giảm đi, thay vào đó là các khoản đi chiếm dụng hợp pháp tăng lên. Tuy nhiên, nếu DN có kế hoạch thu hồi nợ tích cực hơn thì tình hình tài chính sẽ tốt hơn và việc vận dụng đòn bẩy “tài chính ” cũng có hiệu quả hơn. Để có được cái nhìn cụ thể về tình hình tài chính của DN, ta phải đi sâu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.