Phân tích nguồn vốn lưu động thuần.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 55 - 56)

III. Tổng TSLĐ (trừ các khoản phải thu và tạm ứng

2.2.3.1. Phân tích nguồn vốn lưu động thuần.

Nguồn vốn lưu động thuần là đối tượng quan tâm không chỉ riêng các nhà quản lý mà còn của rất nhiều đối tượng bên ngoài. Vốn lưu động thuần được xác định bằng phần chênh lệch giữa tổng TSLĐ và nợ ngắn hạn hoặc giữa vốn tài trợ thường xuyên và TSCĐ. Do đó, nó là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ, thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động thuần nói riêng. Do vậy, sự phát triển của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của vốn lưu động thuần.

Ta có bảng phân tích sau: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thuần (1) (2) (3) = (1) - (2) a. Năm 2004 42.481.604.725 36.492.606.287 + 5.988.998.438 b. Năm 2005 38.588.162.182 32.300.777.135 + 6.287.385.047 Chênh lệch: + Số tiền (b-a) - 3.893.442.543 - 4.191.829.152 + 298.386.609 + Tỷ trọng(%) 90,83% 88,51% 104,98%

Bảng trên cho thấy: Nguồn vốn lưu động thuần năm 2005 tăng so với năm 2004 là 298.386.609 đồng hay tăng 4,98% trong khi đó TSLĐ giảm 3.8936.442.543 đồng (9,17%) cho thấy:

Trong năm 2004 chỉ có 14,1% (5.988.998.438/42.481.604.725) giá trị tài sản ngắn hạn được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn.

Sang năm 2005 có tới 16,29% (6.287.385.047/38.5888.162.182) giá trị tài sản ngắn hạn được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn.

Như vậy mức độ bảo đảm nguồn vốn lưu động thuần cho tài sản ngắn hạn đã tăng lên cải thiện được cấu trúc tài chính và tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Phân tích nguyên nhân làm tăng nguồn vốn lưu động thuần ta thấy: Tài sản ngắn hạn giảm đi 3.893.442.543 đồng.

Nguồn vốn ngắn hạn giảm đi 4.191.829.152 đồng.

Nên phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn là: 191.829.152 - 3.893.442.543 = 298.386.609 đồng làm tăng nguồn vốn lưu động thuần.

Giải thích theo cách khác, ta thấy:

Do tài sản dài hạn giảm 1.832.718.692 đồng trong khi nguồn vốn dài hạn chỉ giảm có 1.534.332.083 đồng nên làm cho nguồn vốn lưu động thuần tăng 298.386.609 đồng (1.832.718.692 - 1.534.332.083).

Như vậy, mặc dù quy mô vốn và tài sản có giảm đi nhưng do tốc độ giảm của chúng không đồng đều: Tài sản ngắn hạn giảm đi với tốc độ chậm hơn nguồn vốn ngắn hạn (9,17% so với 11,49%) còn tài sản dài hạn lại giảm với tốc độ nhanh hơn nguồn vốn dài hạn (9,64% so với 6,14%) nên khiến cho nguồn vốn lưu động thuần tăng lên. Nếu tốc độ tăng vốn lưu động thuần vẫn giữ nguyên hoặc cao hơn mức hiện nay (4,98%) thì tình hình tài chính của DNsẽ tốt hơn, khả năng thanh toán tăng cao và hoạt động kinh doanh cũng được đảm bảo hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w