- Trung Quốc:
3.2.1. Mở rộng công tác tuyên truyền về hợp tác và kinh tế hợp tác và xây dựng điển hình để mọi người dân hiểu rõ, tự nguyện tham gia
điển hình để mọi người dân hiểu rõ, tự nguyện tham gia
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh của hộ nông dân ở Kiên Giang ngày càng phát huy, đây là một trong những nhân tố quan
trọng đem lại sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp nông thôn. Từ khi được giao quyền sử dụng đất lâu dài,
hộ nông dân mạnh dạn mua sắm nông cụ máy móc, đầu tư thâm canh, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ chế cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu xã hội để đem lại hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất, hộ nông dân cũng thấy rằng việc sản xuất riêng lẻ của từng hộ có những khó khăn nhất định nên đã tự phát hình thành những hình thức hợp tác đa dạng trong nông thôn. Có những tổ chức hợp tác đơn giản như tổ tương trợ, câu lạc bộ khuyến nông, IPM, tổ nông dân liên kết, tương trợ giúp nhau trong các khâu làm đất gieo cấy, thu hoạch để kịp thời vụ. Một số tổ hợp tác có tổ chức cao hơn bao gồm một số hộ cùng góp vốn mua sắm máy móc nông cụ để đưa vào sản xuất kinh doanh dịch vụ trên tinh thần tự nguyện, cùng chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh như các tổ góp vốn làm dịch vụ sản xuất và phát triển ngành nghề đã trình bày
phần trước, hiện đang hoạt động hiệu quả. Thực trạng này cho thấy nếu được hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ thì hình thức hợp tác đã có cũng có thể dần dần phát triển thành những hợp tác xã trong nông thôn một cách khách quan. Do vậy cần nắm bắt thực tế sản xuất, các ngành nghề, các nhu cầu dịch vụ thiết thực trong nông thôn để tuyên truyền, xây dựng điển hình, khuyến khích phát triển những hợp tác xã kiểu mới phù hợp với bước đi và thực trạng hiện có, cụ thể là:
* Các huyện, thị, các xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động chỉ đạo điểm, hỗ trợ nông dân phát triển hợp tác xã nông nghiệp, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc phương châm hợp tác của Đảng, đúng Luật hợp tác xã. Tạo điều kiện cho ban quản trị các hợp tác xã và nông dân học tập thực tế là cách làm tốt nhất trong việc đẩy mạnh vận động, khuyến khích nông dân phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
* Các huyện, thị, các xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp cần tiến hành điều tra tổng kết đánh giá các loại hình kinh tế hợp tác mới đã có ở địa phương để giúp đỡ phát triển đúng hướng và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời tổ chức giới thiệu các mô hình hợp tác mới để nông dân lựa chọn và thành lập phù hợp với trình độ quản lý và nhu cầu hợp tác của họ.
* Những nơi tình hình sản xuất khó khăn, trình độ canh tác thấp thì giới thiệu các hình thức hợp tác giản đơn, mà nội dung hợp tác chủ yếu là giúp nhau kinh nghiệm làm ăn tổ chức vần đổi công, liên kết vay vốn hỗ trợ các khâu canh tác tưới tiêu... để bà con nông dân học tập.
Những nơi có nhu cầu cao hơn thì giới thiệu mô hình các tổ chức góp vốn hình thành những tổ hợp tác sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ cho sản xuất mà quy mô hợp tác không nhất thiết phải lớn từ đầu. Nội dung hoạt động cần xuất phát từ nhu cầu thực tế, có thế hợp tác phát triển ngành nghề, dịch vụ một hay nhiều khâu trong quá trình sản xuất để các hộ nông dân tìm hiểu.
* Những nơi hình thành sản xuất phát triển, để tạo điều kiện cho nông hộ phát triển sản xuất tốt hơn nhờ những hoạt động tập thể hỗ trợ, qua những sáng lập viên có thể
vận động, thành lập những hợp tác xã mới theo Luật hợp tác xã. Không được gò ép, áp đặt, song khi thực tế có nhu cầu thì cần hướng dẫn và tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, nhất là có những chính sách khuyến khích miễn giảm thuế cho những hoạt động dịch vụ của hợp tác xã, khuyến nông, trợ giúp vốn thông qua các dự án, đào tạo cán bộ...
* Tỉnh cần tạo điều kiện và tiền đề cần thiết cho kinh tế hợp tác của nông dân phát triển hướng vào mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế hộ như chú trọng giải quyết đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là thủy lợi, giao thông, điện, đẩy mạnh giao thông hàng hóa nông thôn. Những điều kiện này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, sẽ là tiền đề cho các hợp tác mới ra đời. Đây là cách vận động tuyên truyền tốt nhất.
* Phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý hướng dẫn hỗ trợ của chính quyền, và vai trò tuyên truyền vận động của các đoàn thể nhân dân, đây là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Thực tiễn tỉnh ta cho thấy rất rõ nơi nào có sự kiên định và thường xuyên quan tâm lãnh đạo quản lý hỗ trợ vận động của cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân thì nơi đó kinh tế hợp tác và hợp tác xã không những được giữ vững mà còn phát triển và ngược lại. Vì vậy để phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã đòi hỏi phải luôn quan tâm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý hướng dẫn hỗ trợ của chính quyền các cấp và vai trò tuyên truyền vận động của các đoàn thể nhân dân, nhất là ở cơ sở.
Những kinh nghiệm chủ yếu trên đây được rút ra từ thực tiễn ở Kiên Giang, chính là những mặt cơ bản, có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi vận dụng công tác tuyên truyền cần phải có sự phát huy đồng bộ, không được xem nhẹ mặt nào, song trong đó nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất vẫn là sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng và công tác tuyên truyền, xây dựng điển hình để mọi người hiểu rõ, tự nguyện tham gia.