- Trung Quốc:
1.4.3. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải đẩy mạnh kinh tế hợp tác
phải đẩy mạnh kinh tế hợp tác
Đất nước ta nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chúng ta muốn đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, sánh vai kịp với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải chọn cho mình một hướng đi đúng. Hướng đi đó, không thể không tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng điểm xuất phát phải bắt đầu từ nông nghiệp.
Chúng ta biết rằng, nước ta hiện là một nước nông nghiệp với 80% dân cư đang sinh sống ở nông thôn có nhiều tiềm năng, đây cũng là địa bàn tập trung đại bộ phận người nghèo trong xã hội. Vì vậy, phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Song nông nghiệp không thể tự mình đổi mới cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ, không có khả năng tăng trưởng đủ nhanh để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nông dân. Phải có tác động mạnh của công nghiệp dịch vụ; phát huy vai trò hạt nhân của các đô thị trên từng vùng, từng địa bàn.
Nhưng muốn có tác động của công nghiệp, dịch vụ thì ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, cần phát huy nội lực từ nông nghiệp. Để làm được điều đó, trong giai đoạn hiện nay nông thôn nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng phải phát triển kinh tế hợp tác đặc biệt là hợp tác xã trong nông nghiệp. Bởi vì, nếu để người nông dân cá thể (nhất là tầng lớp tiểu nông) chuyển đổi hình thức lao động từ thủ công và lạc hậu về kỹ thuật sang một phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại, thì đó là việc làm hết sức khó khăn và phải trải qua một thời gian rất lâu dài. Nếu ta tiến hành phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, nó sẽ cho phép người nông dân sử dụng sức mạnh của cá nhân và của tập thể trên
nhiều lĩnh vực (vốn, khoa học công nghệ, cơ giới hóa, thủy lợi hóa...) để thay đổi phương thức sản xuất của mình. Các tổ chức kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp và nông thôn, trước hết là đa dạng hóa các loại cây trồng và vật nuôi, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến các loại hàng nông sản thực phẩm, phát triển nhiều loại hình dịch vụ đa dạng để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Kinh tế hợp tác cũng có vai trò quan trọng xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như đường sá, điện, nước, thông tin liên lạc, các trạm trại, bệnh viện, trường học... theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Như vậy, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã có vai trò quan trọng cùng kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.