Về tài khoản kế toán sử dụng

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 114 - 117)

Để góp phần hoàn thiên công tác kế toán NVL tại công ty, kế toán nên xác định mức tiêu hao của từng loại NVL để có kế hoạch tốt hơn trong công tác kế toán NVL.Đồng thời kế toán nên sử dụng thêm TK151 “Hàng mua đang đi đường” và TK159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trong hệ thống tài khoản mà kế toán sử dụng trong doanh nghiệp.

Việc sử dụng TK 151: TK hàng mua đang đi đường.

Công ty nên sử dụng TK151 để hạch toán trong trường hợp công ty mua NVL nhưng cho đến cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho.

Khi công ty nhận được chứng từ nhưng cuối tháng hàng chưa về, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi nhận hàng mua thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.Kế toán ghi: Nợ TK 151: Giá trị NVL chưa thuế

Nợ TK 133: Thuế GTGT (nếu có)

Sang kì sau NVL về nhập kho kế toán ghi:

Nợ TK 152: Giá trị NVL nhập mua.

Có TK 151: Giá trị hàng mua đang đi đường

Nghĩa là kế toán đồng thời mở thêm sổ chi tiết và sổ Cái Hàng mua đang đi đường (TK151) để theo dõi một cách đầy đủ.

Như vậy công ty sẽ quản lí tốt hơn tài sản của mình cũng như là tình hình công nợ của công ty mình

Việc sử dụng TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào hạch toán kế toán

Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng chuẩn mực mới ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho cần được công ty đưa vào áp dụng trong niên độ kê toán tới.

Vào cuối niên độ kế toán, khi giá tri thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng hàng tồn kho.

Mức dự phòng giảm giá NVL tồn

kho

=

Số lượng NVL tồn kho tại thời điểm cuối niên

độ

x

Mức chênh lệch giảm giá của mỗi loại NVL tồn

kho đó

Mức chênh

lệch

= Giá gốc NVL tồn

kho theo sổ kế toán x

Giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL tồn

kho

Vào cuối niên độ kế toán khi có đầy đủ chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ về giá vốn NVL trên thị trường giảm xuống so với giá thực tế NVL đang tồn kho dự trữ trong kho, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Phương pháp hạch toán theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3-1:

Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Việc lập dự phòng này tính theo từng loại vật tư, giả sử đến 31/12/2008 có sự sụt giảm mạnh về giá của NVL là Than hoạt tính.

Đối với 25.218 kg Than hoạt tính còn tồn kho, giá gốc của NVL này là 27.000đ/kg (đã bao gồm giá mua và chi phí mua liên quan khác). Cũng tại thời điểm này, giá thị trường chỉ là 25.000đ/kg, giả sử các chi phí liên quan khác đối với việc bảo quản là 1.000đ/kg, nghĩa là giá trị thuần có thể thực hiện được của 1 đơn vị Than hoạt tính là 24.000đ/kg (= 25.000đ/kg - 1.000đ/kg). Khi đó công ty cần trích một khoản dự phòng giảm giá cho Than hoạt tính là: 25.218 x (27.000 – 24.000) = 75.654.000đ. Và hạch toán trích lập lần đầu:

Nợ TK 632 : 75.654.000 Có TK 159: 75.654.000

Như vậy khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho thì đây là công cụ hữu hiệu, để bảo toàn vốn lưu động, hoạt động SXKD của công ty trong điều kiện giá cả đầy biến động. Dự phòng làm giảm lãi của doanh nghiệp trong niên độ đó nhưng lại là nguồn bù đắp nếu giá NVL của thi trường thực sự phát sinh giảm.

3.2.3.4. Về đánh giá nguyên vật liệu.

Công ty áp dụng tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn. Như đã trình bày ở phần II, các NVL chính của công ty là mua chủ yếu của

TK 159 TK 632 Cuối niên độ kế toán tính, trích, lập dự phòng

giảm giá hàng tồn kho

Cuối niên độ kế toán năm sau, trích bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu số phải trích lập dự phòng năm sau lớn hơn số phải trích lập năm trước)

Cuối niên độ kế toán năm sau, hoàn nhập dự phòng

(nếu số phải trích lập dự phòng năm sau nhỏ hơn số phải trích lập năm trước)

người sản xuất trực tiếp với số lượng nhỏ lẻ công ty rất sáng tạo khi sử dụng Bảng kê thu mua hàng nông –lâm - thủy sản để theo dõi tình hình mua hàng. Cuối ngày kết thúc việc mua bán NVL, đơn giá ghi trên phiếu nhập kho là giá bình quân của tất cả lượng hàng đó. Mặt khác đặc điểm sản xuất của công ty là đưa NVL vào sản xuất không mang tính tập trung do đó cuối ngày kế toán mới tổng hợp các nghiệp vụ xuất phát sinh và phản ánh tổng số NVL đã xuất ra trong ngày để phản ánh trên phiếu xuất kho. Điều này rất thuận tiện cho phương pháp tính giá xuất kho theo bình quân liên hoàn.

Đơn giá NVL

bình quân

= Giá tri thực tế NVL tồn đầu ngày + Giá trị thực tế NVL nhập trong ngày Số lượng NVL thực tế tồn

đầu ngày + Số lượng NVL thực nhập trong ngày

Đến cuối ngày kế toán đã có trị giá NVL xuất dùng trong ngày. Công việc này đã làm giảm bớt công việc cho kế toán vào cuối tháng. Đồng thời nó phản ánh sát thực hơn tình hình biến động giá cả NVL trên thị trường.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w