Tính giá nguyên vật liệu tại công ty

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 62 - 65)

2.2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Công ty mua NVL từ nhiều nguồn khác nhau, mà theo từng nguồn nhập vào của công ty thì giá mua cũng khác nhau.Giá thực tế NVL mua vào của công ty được xác định như sau:

Giá thực tế NVL mua ngoài nhập

kho

=

Giá mua ghi trên hóa đơn (chưa có Thuế

GTGT) + Chi phí thu mua NVL - Các khoản giảm trừ (nếu có) NVL của công ty được cung cấp hoàn toàn từ mua ngoài, công ty không tự gia công chế biến.

Do công ty áp dụng phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ nên giá mua là giá chưa có thuế GTGT.

Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, bến bãi…

Ta xem xét một đơn hàng:

Theo hóa đơn số 0033749 ngày 10/12/ 2008, CTCP Thực Phẩm Minh Dương mua 3 200kg Than hoạt tính của Công ty Than hoạt tính Trường Phát, đơn giá là 24 300đ/kg theo hợp đồng mua bán, bên bán có trách nhiệm vận chuyển đến kho của bên mua, đã bao gồm chi phí vận chuyển, nên giá thực tế than hoạt tính nhập kho là:

3 200 x 24 300 = 77 760 000đ

Giá thực tế

NVL nhập kho =

Giá thực tế NVL xuất dùng

Đối với hàng thu mua là nông – lâm – thủy sản do một ngày thu mua từ nhiều hộ xã viên cùng một lúc nên giá thực tế của NVL nhập kho là giá tình bình quân, để giảm bớt số lượng chứng từ quá nhiều.

Như vậy với cách tính giá NVL trên là hợp lý, đơn giản và dễ áp dụng, đúng chế độ. Vì nguồn thu mua chủ yếu của công ty từ các đơn vị trong địa bàn xã, huyện, ..cách tính toán này phù hợp, tuy nhiên kế toán cũng cần linh hoạt trong các nghiệp vụ mua bán phức tạp hơn.

2.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho.

Để tính giá NVL xuất kho công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Theo phương pháp này khi xuất kho chỉ phản ánh số lượng thực tế xuất kho vào phiếu xuất kho, đến cuối tháng khi tính được đơn giá bình quân cả kì thì điền tiếp số liệu vào phiếu xuất kho. Đơn giá được tính theo công thức sau:

Đơn giá NVL xuất

kho

=

Giá tri thực tế NVL tồn đầu kì + Giá trị thực tế NVL nhập trong kì Số lượng NVL thực tế tồn đầu

kì +

Số lượng NVL thực nhập trong kì

Từ đơn giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ sau khi tính được vào cuối tháng, giá trị thực tế của NVL xuất kho được tính:

Trị giá xuất kho NVL = Đơn giá NVL bình quân cả kì x Số lượng NVL thực xuất Ta xét ví dụ sau:

Ngày 17/12/2008 công ty xuất dùng 16 290kg bột sắn ẩm cho sản xuất.

Cuối tháng 12/2008 kế toán sau khi tổng hợp NVL tồn đầu tháng và giá thực tế trong tháng, căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, tiến hành tình đơn giá NVL xuất kho trong tháng 12/2008 như sau:

- Tồn đầu kì: 2 421 666 648VNĐ (995 629Kg)

Đơn giá bột sắn ẩm xuất kho = 2 421 666 648 + 3 081 916 000 = 2 075,7 (đồng/Kg) 995 629 + 1 655 856

Giá thực tế xuất kho = 16 290 x 2 075,7 = 33 813 153đ

Ta xét ví dụ khác đối với NVL không phải là hàng nông – lâm – thủy sản vào tháng 12/ 2008.

Tính đơn giá bình quân của enzime SC:

- Tồn đầu kì: 466 494 434 đồng (3 034,47kg) - Nhập trong kì: 120 087 000 đồng (940Kg) Đơn giá EnzimeSC xuất

kho =

466 494 434 + 120 087 000

= 147 587, 3(đồng/Kg) 3 034,47 + 940

Tính đơn giá than hoạt tính:

- Tồn đầu kì : 809 620 043VNĐ (29 903Kg)

- Nhập trong kỳ : không nhập Đơn giá Than hoạt tính

TL3 xuất kho =

809 620 043

= 27 074,9 (đồng/Kg) 29 903

Ngoài ra còn một số NVL khác như: Bột biến tính, than đốt, hóa chất. sữa bột…

Việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp tính giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ mà công ty sử dụng là hợp lý, với việc nhập xuất diễn ra thường xuyên việc theo dõi chính xác giá NVL mất khá nhiều thời gian. Cách tính này giúp tính khá chính xác giá thực tế của NVL xuất dùng trong tháng, đồng thời giảm nhẹ công việc ghi chép hàng ngày. Tuy nhiên lại dồn công việc vào cuối tháng, ảnh hưởng đến việc lập báo cáo.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w