III. Dòng tiền từ hoạt động
2. Các khoảng phải thu 3 Hàng tồn kho
2.2.2 Giải pháp về quy trình và phương pháp thẩm định Về quy trình thẩm định
Về quy trình thẩm định
Hiện nay quy trình thẩm định do Ngân hàng công thương ban hành được áo dụng chung cho mọi loại dự án, điều này là không hợp lý do mỗi loại dự án có đặc điểm và yêu cầu thẩm định khác nhau vì vậy cần đưa ra giải pháp để khắc phục hạn chế này.
Quy trình thẩm định cần được quy định chi tiết cho từng loại dự án xin vay vốn như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng thực hiện hoạt động thẩm định dễ dàng hơn. Với mỗi loại dự án cần có hướng dẫn trình tự thẩm định cụ thể phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của dự án. Trong đó bước đầu tiên cần xác định mô hình dự án đầu tư.
- Đối với dự án xây dựng mới độc lập : các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án được tách biệt rõ ràng nên dễ dàng tính hiệu quả dự án.
- Đối với dự án mở rộng, nâng công suất : trên cơ sở đầu ra là công suất tăng thêm, đầu vào là các tiện ích,bán thành phẩm được sửa dụng từ dự án hiện hữu và đầu vào mới cho công suất tăng thêm.
- Đối với dự án đầu tư chiều sâu hay hợp lý hóa quy trình sản xuất : đầu ra của dự án là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu được từ việc đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu vào là các chi phí cần thiết để đạt mục tiêu đầu ra.
- Đối với dự án kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng công suất : Hiệu quả của dự án được tính toán trên cơ dở chênh lệch giữa đầu ra, đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư.
Về phương pháp thẩm định
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính dự án vay vốn có ý nghĩa quyết định tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. Ngân hàng cần nghiên cứu các phương pháp thẩm định tài chính dự án hiện đại đang được áp dụng tại nhiều ngân hàng của các nước tiên tiến trên thế giới, cũng như xem xét lại khả năng, ưu nhược điểm của ngân hàng mình để có thể lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính dự án phù hợp
nhất, khoa học nhất.
Tùy vào từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp. Đối với dự án có yếu tố kinh tế - kỹ thuật quan trọng, áp dụng phương pháp thẩm định so sánh chỉ tiêu, phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Có thể so sánh một số chỉ tiêu sau : chỉ tiêu tổng hợp về cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư, chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư, các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn quy định hiện hành. Đối với dự án mới, chi nhánh chưa từng thẩm định trước đây có thể áp dụng phương pháp dự báo. Dự báo số liệu, tiến hành điều tra cung cầu sản phẩm của dự án trên thị trường, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị, nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án.