Thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 35 - 39)

III. Dòng tiền từ hoạt động

2. Các khoảng phải thu 3 Hàng tồn kho

1.2.2.3 Thẩm định tài chính dự án

Nhu cầu vốn, thẩm định nguồn vốn dự án

- Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án: 12.379

- Vốn tự có và các nguồn vốn khác : 6.19

- Kế hoạch vay Ngân hàng : 6.189

Cơ sở xác định: Dựa trên tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án; nguồn vốn tự có và vốn huy động khác của đơn vị

 Mục đích vay vốn: Chi phí phục vụ cho dự án đầu tư nâng cao năng lực đóng mới tàu 12.500T.

 Thời hạn vay vốn: 8 năm.

Cán bộ của ngân hàng thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn dựa trên báo cáo khả thi của dự án do chủ đầu tư cung cấp. Sau khi phân tích, đánh giá ngân hàng nhận thấy tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn do chủ đâu tư đưa ra là hợp lý.

Tính toán lại hiệu quả của dự án * Cơ sở tính toán:

- Căn cứ vào khả năng thực hiện nhiệm vụ SXKD của công ty khi dự án hoàn thành.

- Căn cứ vào các khoản mục chi phí của các tàu đã được đóng trước đây như tàu 7.600T, 6.500T.

- Tham khảo số liệu dự toán đóng tàu 12.500T của Cty CP vận tải biển Thái Bình.

* Phương án chuẩn: qua phân tích, tính toán, dự án của Công ty có hiệu quả (có các bảng tính kèm theo):

+ Biểu1: Tổng mức đầu tư

+ Biểu 2: Bảng chi tiết tính khấu hao + Biểu 3: Chi phí tàu 12.500 tấn + Biểu 4: Bảng tính hiệu quả kinh tế. + Biểu 5: Bảng tính NPV, IRR.

+ Biểu 6: Bảng tổng hợp nguồn trả nợ ngân hàng.

- Dự kiến doanh thu, lợi nhuận hàng năm:

+ Doanh thu mỗi năm (ước cho 1 tàu 12500T (loại trừ VAT) là: 162.534 trđ + Tổng chi phí là: 159.885 trđ

+ Lãi ròng của dự án: 26.287 trđ

( Năm thứ nhất dự án đi vào hoạt động, kết quả sẽ lỗ 371 trđ do Công ty phải bỏ chi phí ban đầu thực hiện dự án, nhưng lại chưa có doanh thu. Từ năm thứ hai bắt đầu có lãi )

- Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: + NPV: 6.436 trđ

+ IRR: 25,72 %

- Dự kiến nguồn trả nợ hàng năm, thời gian cho vay, thu nợ:

+ Nguồn trả nợ gốc vay ngân hàng từ 50% khấu hao tài sản hình thành từ dự án và 30% lợi nhuận thu được từ dự án.

+ Trả gốc hàng quý vào thời điểm cuối quý và ngày cuối cùng của HĐTD. + Trả lãi hàng tháng vào ngày 20 và ngày cuối cùng của HĐTD.

+ Thời gian ân hạn: theo thời gian đưa công trình vào sử dụng là 12 tháng. + Thời gian trả nợ: 7 năm.

+ Thời gian cho vay: 8 năm

Kế hoạch trả nợ gốc cụ thể : ( kế từ khi bắt đầu trả nợ)

Năm thứ 1 trả : 722,414 trđ, mỗi quý trả 180,604 trđ Năm thứ 2 trả : 854,256 trđ, mỗi quý trả 213,564 trđ Năm thứ 3 trả : 876,689 trđ, mỗi quý trả 219,172 trđ Năm thứ 4 trả : 899,711 trđ, mỗi quý trả 224,928 trđ Năm thứ 5 trả : 923,338 trđ, mỗi quý trả 230,835 trđ Năm thứ 6 trả : 947,585 trđ, mối quý trả 236,896 trđ Năm thứ 7 trả : 965,348 trđ, mỗi quý trả 241,337 trđ

(Trên cơ sở thoả thuận với khách hàng vay, số tiền trả nợ cụ thể của từng kỳ hạn được làm tròn triệu đồng) .

Độ nhạy của dự án (đơn vị: Trđ)

Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy một chiều, với NPV cơ sở là : 6.436 triệu đồng, IRR cơ sở là 25,72 %. Cho các yếu tố chi phí, doanh thu, lãi vay ngân hàng thay đổi. Kết quả:

- Chi phí tăng: Nguyên vật liệu chính tăng 1%: + NPV: 342

+ IRR: 12.9% - Doanh thu giảm 0,5%:

+ NPV: 2.460 + IRR: 18,07%

- Lãi vay ngân hàng tăng 10%: + NPV: 1.399

+ IRR: 15,51%

Qua phân tích độ nhạy với một số yếu tố biến động trên, dự án vẫn có hiệu quả. Lãi suất chiết khấu của dự án là R= 11,4%

Với NPV = 6.346 triệu đồng (> 0) IRR = 25,72%

So sánh với tiêu chí lựa chọn dự án qua chỉ tiêu NPV và IRR có thể thấy dự án tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trả nợ và cung cấp một lãi suất yêu cầu cho người sở hữu công ty đồng thời tỷ suất hoàn vốn nội bộ lớn hơn lãi suất chiết khấu. Như vậy dự án trên được coi là hoạt động có hiệu quả dựa trên việc xem xét các nhóm chỉ tiêu tài chính.

- Về hồ sơ khách hàng: Hồ sơ pháp lý cũng như hồ sơ vay vốn của Công ty đầy đủ, hợp lệ.

- Về hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua: Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong đóng tàu, luôn là đơn vị kinh doanh có lãi.

- Về mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với NHCT và các TCTD khác: là khách hàng truyền thống, có uy tín đối với Chi nhánh NHCTHBT trong nhiều năm qua, Công ty chưa để phát sinh nợ quá hạn, nợ gia hạn, luôn chủ động để trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng đầy đủ đúng hạn.

- Về tính khả thi của dự án: dự án được tính toán trên cơ sở có số liệu của cơ quan chuyên môn về tư vấn và thiết kế của ngành đóng tàu, có sự phân tích thị trường và thực tế trong các năm qua, dự án mang tính khả thi, có lãi, có khả năng thực hiện.

- Mức độ đảm bảo tiền vay: Cho vay không có bảo đảm tài sản, kết hợp bổ sung biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Công ty sẽ thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay sau khi công trình được nghiệm thu và quyết toán. Ngân hàng Công thương VN đã đồng ý phê duyệt giới hạn cho vay đối với dự án này là 7 tỷ đồng tại CV 3652/CV-NHCT6 ngày 23/7/2007.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w