0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Tạo điều kiện cấp vốn, tín dụng

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ - TKV (Trang 91 -94 )

II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀ

1. Các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính cho Viện KHCN Mỏ TKV.

1.1.1.1. Tạo điều kiện cấp vốn, tín dụng

Nói đến phát triển môi trường kinh doanh là lành mạnh không thể không nói tới việc tạo lập một môi trường cạnh tranh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và vươn ra thị trường thế giới. Muốn thế môi trường cạnh tranh trong nước phải thực sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế. Cụ thể là,

Nhà nước cần giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau. Thực tế phát triển kinh tế các lĩnh vực về khoa học và công nghệ có một sức sống vô cùng mãnh liệt, đặc biệt là sự đang trưởng thành và lớn lên của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đem theo nhiều hứa hẹn, tiềm năng mới, nó đã và đang lớn lên bất chấp mọi thiệt thòi, không chỉ so với các doanh nghiệp Nhà nước mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng môi trường tài chính linh hoạt, năng động để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, loại hình tín dụng.

Đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước để cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn, chú trọng phục vụ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Có những chính sách tín dụng riêng cho cộng đồng doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung cũng như Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV nói riêng. Đồng thời tạo ra kênh thông tin thật hoàn hảo để các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nắm bắt một cách dễ dàng hơn.

Mở rộng diện cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay không đảm bảo sang khu vực kinh tế tư nhân. Nhân rộng những sản phẩm tín dụng đối các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung như là cho vay và bảo lãnh.

Tiếp cận sửa đổi bổ sung nghị định 90/2001/NĐ – Chính phủ về tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Triển khai thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại các địa phương hoặc giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tạo điều kiện tiếp cận được các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng thông qua các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng nhằm

hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi gặp rủi ro, bất khả kháng không trả được nợ vay.

Đồng thời vói việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương thì cần phải nghiên cứu triển khai quỹ này một cách hiệu quả. Hệ thống bảo lãnh tín dụng hiện nay vẫn là “một công cụ gây tranh cãi” về tính hữu dụng và về cơ bản không phù hợp với các nước đang phát triển do “chi phí quản lý và hoạt động quá cao” – theo kết quả của “Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam” do VNCI tiến hành. Do đó, việc nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân và thực trạng khó triển khai trong thực tế vừa qua của mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết để có giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận nguồn tín dụng.

Trợ giúp về tài chính cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ không chỉ có lập các quỹ bảo lãnh tín dụng mà có thể áp dụng các hình thức khác như chương trình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thông qua cung cấp một nguồn tài chính cho các ngân hàng để thức đẩy họ cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ vay vốn; cung cấp các khoản tín dụng nhỏ dưới hình thức tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh, cấp vốn qua các quỹ đầu tư.

Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng, chú trọng các giải pháp mới hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, cảnh báo sớm, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn. Hiện đại hoá hệ thống thông tin tín dụng, tăng cường hội nhập kiểm soát thông tin quốc tế.

Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường cho thuê tài chính. Xây dựng chính sách huy động vốn dài hạn cho các công ty cho thuê

tài chính, như phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán….

Cần xúc tiến rà soát, xây dựng lại tất cả các chính sách ưu đãi trong các văn bản pháp luật và xây dựng kênh thông tin phù hợp nhằm phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý về ưu đãi đầu tư trong nước.

Tăng cường các biện pháp lành mạnh hoá thị trường tài chính để hạ thấp chi phí vay vốn cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ, xây dựng và áp dụng một hệ thống giám sát đối với thị trường tài chính theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thực hiện cơ chế giám sát từ xa (giám sát thông qua chế độ báo cáo trên cơ sở hình thành một số các chỉ số giám sát).

Đơn giản hoá các thủ tục cho vay vốn của ngân hàng trên cơ sở xem xét thực tế khả năng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp khoa học và công nghệ, giảm bớt các thủ tục về thế chấp tài sản, nâng tỷ lệ cho vay vốn sát thực so với định giá tài sản của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung cơ chế cho vay và cơ chế đảm bảo tiền vay có tính đến đặc điểm riêng của khu vực doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tăng cường hệ thống đăng ký các giao dịch đảm bảo, đơn giản hoá các thủ tục đăng ký các tài sản thế chấp, áp dụng các hình thức thế chấp bằng các tài sản đang đầu tư. Ngoài ra, cũng cần đơn giản hoá thủ tục xin cấp ưu đãi đầu tư kết hợp với mở rộng và đầu tư dài hạn với lãi suất thấp đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới, chương trình đào tạo và nâng cao tay nghề.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ - TKV (Trang 91 -94 )

×