Tổ chức và hoạt động của Viện KHCN Mỏ TKV

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV (Trang 52 - 57)

I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG

3.Tổ chức và hoạt động của Viện KHCN Mỏ TKV

2.1. Tình hình cơ cấu tổ chức và nhân sự của Viện KHCN Mỏ - TKV.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Viện hiện nay:

Bộ máy quản lý, điều hành:

- Ban lãnh đạo Viện: gồm Viện trưởng và 3 Phó Viện trưởng.

- Các phòng nghiệp vụ quản lý: gồm 6 phòng (kể cả Văn phòng Viện) - Khối nghiên cứu chuyên môn: Gồm 15 phòng theo lĩnh vực chuyên sâu.

- Các đơn vị trực thuộc gồm 2 đơn vị là:

- Trung tâm An toàn mỏ, đơn vị sự nghiệp hạch toán phụ thuộc; được thành lập theo Quyết định số 127/QĐ – TCCB ngày 02/10/2002.

- Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, doanh nghiệp hạch toán độc lập; nguyên là Công ty Tu vấn và Chuyển giao công nghệ mỏ được thành lập tháng 3 năm 1999 theo tinh thần Quyết định số 68/1998/QĐ – TTg về thí điểm thành lập doanh nghiệp trong đơn vị sự nghiệp.

2.1.2. Lao động:

Trong những năm qua Viện KHCN Mỏ luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơ cấu lao động để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ

nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện.

Bảng 5: Số liệu về chất lượng lao động của Viện tính đến hết ngày 30/06/2008 như sau:

Chỉ tiêu Số lượng

(người)

a.Phân theo loại hợp đồng lao động 226

- Không xác định thời hạn 79

- Có thời hạn từ 12 – 36 tháng 49

- Thời vụ (thử việc, tập sự viên chờ tuyển dụng) 35 b. Phân theo trình độ

- Trên đại học 35

- Đại học và cao đẳng 219

- Trung học chuyên nghiệp 35

- Công nhân kỹ thuật 35

- Nhân viên phục vụ, lao động phổ thông. 30

c. phân theo cơ cấu:

- Cán bộ lãnh đạo 69

- Cán bộ đơn thuần 205

- Nhân viên hành chính, kỹ thuật, nghiệp vụ 35

- Công nhân trực tiếp sản xuất 75

Tổng số lao động 1.127

2.1.3. Mô hình tổ chức của Viện KHCN Mỏ:

Chủ sở hữu của Viện là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, là công ty nhà nước, có địa chỉ tại 226 Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đặc thù của hoạt động nghiên cứu KHCN và của Viện khi chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên để việc quản lý, chỉ đạo và điều hành được tập trung, Viện đề nghị mô hình ổ chức quản lý theo mô hình công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị như sau:

- Viện trưởng (là người được Chủ sở hữu uỷ quyền thay mặt đại diện quản lý phần vốn của nhà nước giao cho Viện, đồng thời là người có uỷ quyền quản lý, điều hành cao nhất trong Viện); Viện trưởng do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm.

- Giúp Việc Viện trưởng có các Phó Viện trưởng, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc gồm các phòng chức năng, nghiệp vụ.

- Một số phòng nghiên cứu công nghệ chủ chốt của Viện.

- Trung tâm An toàn mỏ là đơn vị hạch toán phụ thuộc Viện (nằm trong thành phần công ty mẹ).

- Các công ty con cổ phần. Chức năng của công ty mẹ :

Công ty mẹ giữ vai trò trung tâm, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con nhằm đạt hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh cao nhất, đồng thời liên tục phát triển các sản phẩm mới, công nghệ cao, để thành lập các công ty con mới.

Ngoài hình thức chi phối các công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, công ty mẹ được quyền chi phối công ty công ty con ở một số lĩnh vực quan trọng thông qua việc cung cấp bí quyết công nghệ, kỹ thuật. v.v…theo nguyên tắc thoả thuận và được quy định tại điều lệ tổ chức hoạt động của công ty con đó.

Công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ qua các bộ môn khoa học và trung tâm nghiên cứu ứng dụng; đồng thời thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và có vốn đầu tư ở các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết.

Công ty mẹ được tổ chức hoạt động theo Điều lệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Quy chế tài chính của Viện, theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật Khoa học và Công nghệ và các quy định khác của Pháp luật

Các công ty con:

Các công ty con được hình thành từ những đơn vị trực thuộc không nằm trong cơ cấu công ty mẹ. Các công ty con có thể là những công ty cổ phần được thành lập mới xuất phát từ sự cần thiết, do nhu cầu của thị trường, hoặc được tiến hành cổ phần hoá từ các đơn vị khi đủ điều kiện chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp; trong thời gian trước mắt các công ty con gồm:

a) - Cổ phần hoá đơn vị hiện có:

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ sẽ được tiến hành cổ phần hoá trong những năm 2007 từ Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ; Công ty sau nhiều năm hoạt động đã xây dựng, hình thành nên các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu và được thị trường chấp nhận, hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển có hiệu quả; lĩnh vực hoạt động trọng tâm và chủ yếu của công ty.

b) – Thành lập mới công ty Cổ phần:

Công ty Cổ phần Công nghệ Mỏ - Năng lượng: sẽ được thành lập mới và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực:

- Sản xuất và cung ứng nhiên liệu huyền phù than nước từ các loại than có nhiệt năng thấp để sản xuất và đột trong các lò hơi công nghiệp.

- Sản xuất điện với các trạm phát công suất nhỏ sử dụng nhiên liệu huyền phù than

- Cải tạo chuyển đổi lại lò hơi sử dụng đốt than, dầu, khí sang sử dụng nhiên liệu huyền phù than.

- Sản xuất các loại dàn chống tự hành…phù hợp với điều kiện khai thác các mỏ than Quảng Ninh, các thiết bị cơ khí máy mỏ và chuyển giao công nghệ áp dụng trong khai thác mỏ; Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, thiết bị công nghệ mới…

- Triển khai áp dụng và thực hiện chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực thi công đào chống các công trình ngầm va mỏ; áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ gia cường khối đá mỏ: neo, phụt vữa …

- Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trong tư vấn đấu thầu, thiết kế, chế tạo máy mỏ, lập hồ sơ mời thầu, thẩm định, giám sát, tư vấn…

2.2. Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Viện KHCN Mỏ.

Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp mỏ và dân dụng; điều tra, thăm dò, khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, sử

dụng than và khoáng sản, cơ điện, điện tử động hoá mỏ, thông tin liên lạc, an toàn mỏ, môi trường mỏ và kinh tế mỏ..v.v

Lập và thẩm định các dự án đầu tư, thiết kế xây dựng, mở rộng mỏ; Tư vấn thiết kế, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án và hợp đồng kinh tế, tư vấn mua sắm trang thiết bị; Thăm dò, khảo sát, xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng; Thông tin khoa học công nghệ mỏ và đào tạo ..vv.

Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, linh kiện, các loại máy, thiết bị công nghệ, các hệ thống điều khiển tự động, thiết bị tự động hoá và dây chuyền công nghệ trong công nghiệp mỏ và dân dụng v.v…

Đầu tư tài chính và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn tại các đơn vị, doanh nghiệp thành viên của Viện và các loại hình doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành theo quy định của pháp luật.

Các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác phù hợp với điều kiện năng lực của Viện, nhu cầu thị trường và được pháp luật cho phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV (Trang 52 - 57)