II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH TỪ NGÂN
2. Nguồn ngân quỹ trực tiếp từ Chính phủ
Các quỹ tài chính trực tiếp từ nguồn chính phủ đến các doanh nghiệp mới có vai trò như một tác nhân đối với nhân tố khác đúng hơn là nguồn tài trợ. Thực sự, những quỹ này được miêu tả chính xác hơn đúng như “các quỹ chỉ đường” quốc gia phục vụ như một tác nhân đối với các chính quyền và ngân hàng địa phương mà ở đó Viện là hợp pháp về mặt chính trị và xã hội và là người nhận viện trợ có chất lượng của sự hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác
Trong những năm gần đây nguồn vốn tài trợ từ Chính phủ có sự biến đổi phù hợp với sự phát triển ưu tiên của Viện Khoa học và công nghệ Mỏ - TKV. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Nguồn vốn từ NSNN cấp cho Viện Khoa học và công nghệ Mỏ - KTV trong những năm sau:
Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn hoạt động 21.573.916.001 30.000.000.000 39.423.919.653 Nguồn ngấn sách nhà nước cấp 21.239.126.651 22.732.802.530 23.765.853.236
Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.
Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân sách nhà nước tăng lên trong liền ba năm 2006, 2007, 2008. Trong năm 2006, là năm mà nguồn ngân sách nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong cả 3 năm đối với tổng nguồn vốn hoạt động (bằng 98.44% tổng nguồn vốn hoạt động). Trong năm 2007, tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (bằng 75.77%) lại cao hơn so với tỷ trọng này của năm 2008 (bằng 60.282%). Điều này chứng tỏ tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước so với tổng nguồn vốn hoạt động giảm dần qua các năm gần đây.
Nhưng về tổng giá trị mà nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Viện Khoa học công nghệ Mỏ - TKV vẫn tăng dần qua các năm. Ngân sách Nhà nước cấp cho Viện năm 2007 tăng 7,03% so với năm 2006; năm 2008 tăng so với năm 2006 là 11,8%. Năm 2007 là 22.732.802.530 đồng, năm 2008 là 23.765.853.263 đồng tăng 4,5% so với ngân sách được cấp năm 2007 (gấp 1,04 lần năm 2007).
Ta thấy nguồn ngân sách nhà nước tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ tăng lên qua các năm so với quy mô hoạt động của Viện. Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung cũng như Viện KHCN nói riêng.
Ta thấy tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước so với tổng nguồn vốn hoạt động giảm dần từ năm 2006 trở lại đây. Nhưng về tổng nguồn vốn hoạt động của Viện vẫn tăng lên qua các năm do lợi nhuận sau thuế bổ sung vào vốn điều lệ, kể cả lợi nhuận sau thuế của các công ty con 100% vốn của Viện và cổ tức được chia từ các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Viện; và vốn do chủ sở hữu bổ sung cho Viện từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn khác; đặc biệt là tổng nguồn vốn hoạt động của Viện tăng lên hàng năm đó là do khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng được Nhà nước để lại bổ sung vốn cho Viện. Điều này thể hiện rõ qua biểu đồ sau của sự gia tăng nguồn ngân sách cho Viện cũng như sự tăng trưởng về tổng nguồn vốn hoạt động tại Viện KHCN.